Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ ba, 07/09/2021 - 10:22
(Thanh tra)- Tiểu ban An sinh xã hội, việc làm, đảm bảo lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu vừa có Báo cáo số 110/BC-TBASXH-CUHH gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình triển khai thực hiện phương án cung ứng lương thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Hàng hóa thiết yếu được đảm bảo trong trường hợp dịch COVID -19 diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa
Theo báo cáo, ngay sau khi được thành lập, Tiểu ban đã xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3408/QĐ-UBND ngày 1/9/2021 về phương án cung ứng lương thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Trên cơ sở phương án được phê duyệt, Tiểu ban đã chỉ đạo Sở Công Thương - Cơ quan Thường trực của Tiểu ban phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động, Thương binh và Xã hội, Giao thông Vận tải, Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại phương án. Trong đó, đã nắm bắt công tác triển khai phương án cung ứng lương thực thực phẩm và hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tại thành phố Thanh Hóa sau 3 ngày thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tình hình thị trường hàng hóa, giá cả, việc lưu thông hàng hóa trên địa bàn cơ bản ổn định. Các cơ sở cung cấp thực phẩm lớn, các hình thức bán hàng trực tuyến được duy trì đều đặn. Tại các phường, xã, việc phát phiếu mua hàng cho các hộ dân được thực hiện nhanh chóng, người dân sử dụng phiếu đúng quy định, chưa có phản ánh tiêu cực về hình thức này.
Tại huyện Nông Cống, trong thời gian đầu giãn cách xã hội, một số các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã chủ động đóng cửa, đến nay đã mở cửa trở lại, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng cho người dân. Mặt khác, huyện đang triển khai hình thức “mua hộ” thông qua các tổ giám sát cộng đồng và đang phát huy tốt việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Tại huyện Hậu Lộc, toàn huyện thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, riêng địa bàn thị trấn Hậu Lộc thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Hiện tại, tình hình thị trường hàng hóa, giá cả trên địa bàn huyện ổn định, việc lưu thông hàng hóa cơ bản đảm bảo. Huyện cũng đã lên phương án di chuyển chợ Chiều (hiện đang tạm đóng cửa do có liên quan đến ca F0) sang địa điểm tạm thời trên địa bàn huyện theo hướng dẫn.
Tại huyện Nga Sơn, tình hình thị trường hàng hóa, giá cả trên địa bàn huyện ổn định, việc lưu thông hàng hóa cơ bản đảm bảo. Hoạt động mua bán tại các chợ truyền thống có chiều hướng giảm, các tiểu thương tại 7/10 chợ đã chủ động dừng kinh doanh, còn 3/10 chợ đảm bảo an toàn vẫn tiếp tục hoạt động. Huyện đã bố trí 3 điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, lựa chọn 23 cửa hàng đảm bảo an toàn để triển khai cung ứng hàng hóa cho người dân thông qua hình thức bán hàng trực tuyến, giao hàng thông qua đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper).
Công tác chuẩn bị nguồn cung hàng hóa được nêu rõ. Thứ nhất, về nguồn cung trong tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm bắt tình hình sản xuất, dự trữ trong tỉnh đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu. Thứ hai về nguồn cung ngoài tỉnh, các đơn vị phân phối lớn trên địa bàn tỉnh đã chủ động ký hợp đồng phân phối sản phẩm với các nhà sản xuất; bên cạnh đó đã chuẩn bị nguồn hàng từ các tổng kho tại các tỉnh, thành Bắc Ninh; Hưng Yên, Đà Nẵng, Hải Phòng… để thực hiện điều tiết khi cần thiết.
Về tình hình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, phần lớn người dân tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội hoặc có xã, phường, thị trấn đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vẫn tự chủ động đảm bảo lương thực, nhu cầu thiết yếu, tự đi chợ, tự cung, tự cấp được trong thời gian thực hiện giãn cách; chính quyền địa phương cơ bản nắm chắc số lượng hộ nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội... Một số túi an sinh xã hội được triển khai như tại huyện Nông Cống, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, nhà hảo tâm tổ chức cấp 1.000 túi an sinh xã hội cho 8 xã, thị trấn (xã Công Liêm 150 túi; xã Thăng Long 150 túi; xã Công Chính 150 túi; xã Thăng Thọ 96 túi; xã Vạn Hòa 54 túi; xã Hoàng Giang 50 túi; xã Tế Nông 100 túi và Thị trấn 250 túi)…
Trong thời gian tới, trước tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, Tiểu ban đề xuất UBND tỉnh có phương án bố trí nguồn kinh phí dự phòng để thực hiện việc cung cấp túi hàng an sinh xã hội cho người dân trong trường hợp vượt quá khả năng ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên