Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cảnh báo thuốc đông dược pha lẫn tân dược

Thứ năm, 15/09/2016 - 12:38

(Thanh tra) - Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội nghị Tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dược liệu do Bộ Y tế tổ chức 2 ngày 14 - 15/9, tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: NN

Hơn 80% dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, mỗi năm Việt Nam dùng khoảng 60.000 tấn dược liệu, trong đó 80% dược liệu là nhập khẩu. Trong khi đó mới có 1.400 tấn dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc, xuất xứ. Điều này cho thấy tình hình dược liệu vận chuyển lậu đang diễn biến rất phức tạp.

Ngoài số dược liệu không rõ nguồn gốc thì hiện người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với những loại dược liệu kém chất lượng, giả do lòng tham của một số cá nhân, đơn vị gây ra. 

Báo cáo của Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư cũng cho thấy, mỗi năm đơn vị này lấy khoảng 7.000 mẫu đông dược để kiểm nghiệm, trong số này tỷ lệ nghi ngờ chất lượng có vấn đề chiếm 9-10%, khoảng 1% mẫu dược liệu không đạt hàm lượng hoạt chất, có thể đã bị chiết xuất, đã qua sử dụng hoặc không đảm bảo quy trình nuôi trồng, thu hái.

Theo ông Nguyễn Đăng Lâm, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư, thời gian qua, Viện phát hiện nhiều thuốc đông dược có pha lẫn tân dược, gồm cả thuốc tễ, viên hoàn được chế biến sẵn, thuốc siro và cả trong từng thang thuốc. Cá biệt, xuất hiện thuốc đông dược trộn tới 3-4 loại tân dược. Các thuốc đông dược thường được pha trộn tân dược như thuốc giảm đau, thuốc chữa khớp, thuốc chữa ho, thuốc tễ cho trẻ em.

Điển hình như thuốc tân dược paracetamol được pha trong thuốc đông dược điều trị cảm sốt; thuốc corticoid trộn trong thuốc đông dược trị khớp, hen, ăn uống kém; Glibenclamid và metformin trộn vào thuốc đông dược chữa tiểu đường; sidenafil được trộn trong đông dược có tác dụng bổ dương, tăng cường sinh lực dùng cho nam giới.

Hiện nay Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư và Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh có khả năng đáp ứng cơ bản các điều kiện về trang thiết bị, hóa chất, dung môi thử nghiệm cho các chỉ tiêu về kiểm nghiệm dược liệu. Hiện trong toàn quốc đã có 38 Trung tâm kiểm nhiệm được trang bị các thiết bị đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cơ bản cho kiểm nghiệm dược liệu. Viện đã chủ động phối hợp với các vụ, cục chức năng của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện nhiều chương trình khảo sát thuốc đông dược, dược liệu.

Tuy nhiên, hoạt động giám sát chất lượng dược liệu và thuốc đông dược còn gặp nhiều khó khăn như: Trang thiết bị của hệ thống kiểm nghiệm còn thiếu và sử dụng kém hiệu quả; nhiều trung tâm kiểm nghiệm còn chưa đủ những trang thiết bị phân tích để kiểm nghiệm các thuốc thiết yếu; hệ thống kiểm nghiệm rất thiếu dược liệu chuẩn cũng như chất chuẩn chiết từ dược liệu phục vụ công tác kiểm tra giám sát chất lượng dược liệu và thuốc đông dược...

Muốn kiểm soát vấn đề nhập lậu dược liệu cần sự phối hợp của nhiều cơ quan

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã kiến nghị thời gian tới, Bộ Y tế cần nhân rộng các mô hình nuôi trồng, sản xuất dược liệu có hiệu quả, tăng cường kiểm tra chất lượng dược liệu tại các cơ sở Kinh doanh dược liệu. Đồng thời, ngành Y tế tăng cường xây dựng, ban hành tiêu chuẩn dược liệu sau chế biến, nâng cao vai trò của hội đồng kiểm nhập thuốc.

Cần sự phối hợp đa ngành

Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) cho rằng, muốn kiểm soát vấn đề nhập lậu dược liệu cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, phân định trách nhiệm rõ ràng như Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường. Qua đó quản lý từ khâu nhập khẩu đến lưu thông, tiêu thụ. Đặc biệt phải xem dược liệu kém chất lượng là hàng giả, xử lý như thuốc giả.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Hội nghị về tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dược liệu lần đầu tiên được Bộ Y tế tổ chức cũng là một trong những cố gắng của Bộ trong việc tìm giải pháp, tăng cường quản lý dược liệu. Để nâng cao chất lượng dược liệu cần tăng cường kiểm soát dược liệu nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy đinh chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dược 2016 và ban hành gần 10 Thông tư để quản lý tốt hơn dược liệu cũng như thuốc cổ truyền.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024
Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm