Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần ưu đãi đặc biệt cho công nghiệp hỗ trợ

Thứ tư, 06/08/2014 - 06:31

(Thanh tra)- Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, đồng thời đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Ngành CNHT dệt may hiện nay còn yếu. Ảnh: Quang Tuấn

Theo ông Trương Thanh Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), ước tính trong năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ kiện ngành Điện tử, Dệt may, Da giày có thể lên đến khoảng 53,2 tỷ USD. Chỉ cần doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất được 10 - 15% linh kiện cho ngành sản xuất công nghệ cao là đã mang lại giá trị không nhỏ. “Samsung có gửi chúng tôi danh sách hơn 100 mặt hàng linh kiện điện tử. Tuy nhiên, qua khảo sát của Bộ Công thương với các DN điện tử đầu ngành trong nước, thì không nơi nào có khả năng đáp ứng”, ông Hoài nhấn mạnh.

Lãnh đạo một DN cho biết, vốn đầu tư cho dự án CNHT rất lớn, trong khi 90% DN Việt Nam có quy mô nhỏ, khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế. Các ngành sản xuất CNHT thường gây ô nhiễm môi trường như nhuộm vải, thuộc da khiến nhiều địa phương không mặn mà.

Các chuyên gia cho rằng, nhiều nguyên nhân đang kìm hãm sự phát triển của ngành CNHT: Công nghiệp luyện kim còn yếu (lĩnh vực gốc rễ của các ngành công nghiệp nặng); công nghiệp chế tạo ra máy công cụ còn yếu; trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế; cơ chế chính sách của Nhà nước hạn chế trong việc khuyến khích, đầu tư cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghiệp mới; quy hoạch định hướng phát triển ngành nghề cho từng vùng địa phương; hỗ trợ chính sách thuế thu nhập; các chính sách ưu đãi không bình đẳng giữa các DN Nhà nước và tư nhân...

Do vậy, khả năng cạnh tranh sản phẩm CNHT của Việt Nam trên thị trường rất thấp, giá thành cao, không đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tính tương thích về kỹ thuật. Tính liên kết giữa DN kém, ít DN tạo dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược với đối tác, bạn hàng, chưa quan tâm đến tạo dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Cần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để phát triển CNHT. Ảnh: Quang Tuấn

Để tạo sự phát triển đột phá cho ngành CNHT thời gian tới, GS. TS Nguyễn Đông Phong, Đại học Kinh tế TP HCM đề xuất: “Nhà nước cần xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các DN phát triển CNHT như thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Bằng nguồn vốn ngân sách của Trung ương và địa phương đầu tư xây dựng khu công nghiệp hoặc phân khu công nghiệp chuyên ngành mũi nhọn là cơ khí, điện - điện tử, dệt may, giày dép… Các khu này có cơ sở hạ tầng tốt, có hệ thống xử lý ô nhiễm tập trung, hoàn chỉnh theo chuyên ngành. Cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp tốt sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư phát triển CNHT”.

Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng thông tin, Bộ Công thương đang xây dựng Nghị định về phát triển CNHT, dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành vào quý IV/2014, chủ yếu tập trung vào các biện pháp hỗ trợ về công nghệ, quản trị sản xuất, tiếp cận khách hàng đối với các DN CNHT Việt Nam. Nghị định cũng bổ sung một số ưu đãi về thuế thu nhập DN và các quy định về đầu tư xây dựng cụm công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia cung cấp linh kiện và vật liệu toàn cầu đầu tư vào Việt Nam.

Quang Tuấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm