Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bí thư Hà Nội: Thúc đẩy đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng thứ 2

Hải Hà

Thứ tư, 08/04/2020 - 16:26

(Thanh tra) - Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng thứ 2 của TP, đứng sau nhiệm vụ phòng, chống Covid-19.​

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. Ảnh: CTV

Không điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 2020

Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ nêu rõ Hà Nội luôn quan tâm phòng chống dịch bệnh và nỗ lực duy trì các hoạt động kinh tế theo Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và còn có xu hướng kéo dài đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của TP, làm suy giảm các động lực tăng trưởng, ảnh hưởng tới doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá.

Trước bối cảnh đấy, ông Vương Đình Huệ khẳng định: “Thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ hơn là giải pháp cấp bách của kinh tế TP trong năm nay và góp phần hoàn thành nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ này”.

Về bảo đảm nguồn cho đầu tư công năm 2020, Nguyễn Mạnh Quyền - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sau khi tính toán, dự phòng việc hụt thu ngân sách vì ảnh hưởng của Covid-19 nhưng UBND TP không điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm nay, bao gồm 22.000 tỷ đồng vốn kế hoạch của năm, 11.000 tỷ đồng từ các kỳ giải ngân trước chuyển sang và khoảng 6.000 tỷ đồng vốn kết dư ngân sách của năm 2019 đã được giao cho đầu tư công năm 2020 (tổng là 37.000 tỷ đồng).

Bí thư Vương Đình Huệ cho rằng, đây là con số rất lớn và nếu giải ngân được sẽ có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của TP, trước mắt là tác động tới tăng trưởng của quý II/2020, tăng cường cơ sở hạ tầng, thu hút thêm đầu tư xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.

Thực tế giải ngân trong 3 tháng đầu năm 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các chủ đầu tư, nhà thầu đã hoàn thành 18,8% khối lượng công trình đầu tư công, tỷ lệ giải ngân đạt 9,8%, cao hơn mức 7,2% của cùng kỳ năm ngoái.

Cho rằng tỷ lệ này rất thấp, các ý kiến chỉ ra khó khăn vướng mắc nhất là chậm chễ trong khâu giải phóng mặt bằng là chính và bao trùm là sự chủ động, ý thức trách nhiệm của cán bộ thực hiện các thủ tục đầu tư vẫn còn chưa cao.

Lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định, cần nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công và nhấn mạnh lại TP sẽ không điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công mặc dù thu ngân sách của TP sẽ bị ảnh hưởng.

Lý do cân đối được nguồn thu là TP sẽ điều tiết vốn từ dự án không hấp thụ hết, chậm tiến độ (khoảng 2.000 tỷ đồng) để chuyển sang dự án hiệu quả hơn; ngân sách sẽ được dự phòng bổ sung từ nguồn kết dư và tăng thu 2019, nguồn cải cách tiền lương và dự trữ của TP; kiến nghị Trung ương xem xét, quyết định tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương của TP là 35%, được áp dụng cơ chế đặc thù trong rút ngắn thủ tục giải phóng mặt bằng như TP Hồ Chí Minh, cho phép Hà Nội được chỉ định thầu đối với các công trình trong tình huống cấp bách hiện nay và cho phép Hà Nội giải ngân theo tiến độ đối với các dự án ODA nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư công.

Thống nhất nhận định và đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND TP, thay mặt Thường trực Thành uỷ, Bí thư Vương Đình Huệ khẳng định thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng thứ 2 của TP, đứng sau nhiệm vụ phòng, chống Covid-19.

“Nếu các sở, ngành, quận, huyện, các ban quản lý dự án chỉ cần tập trung xử lý công việc, xây dựng cơ chế báo cáo công việc và thông tin giải ngân bằng 1/3 cường độ, trách nhiệm như phòng, chống dịch thôi thì cũng giúp TP giải ngân nhanh lắm rồi”, ông Vương Đình Huệ hối thúc.

Do vậy, Bí thư Hà Nội đề nghị Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND TP thành lập tổ công tác để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thường xuyên giao ban, phối hợp, xác định rõ trách nhiệm từng cơ quan, thống kê từng vướng mắc gắn với trách nhiệm cá nhân và thời hạn hoàn thành đối với các thủ tục giải phóng mặt bằng, lập đơn giá, thiết kế, thi công, thẩm định công trình.

Bên cạnh đó, cùng với nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, Bí thư Thành uỷ yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các cơ quan ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn thi công công trình trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài để đẩy nhanh tiến độ công trình.

Thường trực Thành uỷ đồng tình với Ban Cán sự Đảng UBND TP có văn bản kiến nghị các cơ quan Trung ương để tháo gỡ các khó khăn trong đầu tư công của Hà Nội và chủ động xử lý các vướng mắc thuộc thẩm quyền của UBND.

 Ưu tiên các dự án chuyển tiếp

Về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tới, TP Hà Nội sẽ ưu tiên trước hết cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2015- 2020 sang; sau đó là cho các dự án liên quan tới lĩnh vực giáo dục y tế, an sinh xã hội; phòng chống thiên tai bão lũ, nông nghiệp; giao thông và thiết chế văn hoá.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024
3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm