Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 07/07/2018 - 10:42
Nhà hàng, khách sạn, quán nhậu vỉa hè… có thể bị cấm bán bia và đồ uống có cồn sau 22 giờ.
Bộ Y tế vừa công bố dự thảo mới nhất (lần ba) Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Dự thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay và thông qua vào kỳ họp đầu của năm 2019.
Điểm đáng chú ý nhất của dự thảo là Bộ Y tế đưa ra rất nhiều điều cấm như: Cấm quảng cáo rượu bia; cấm doanh nghiệp rượu bia tài trợ nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao… nhằm giảm tiêu thụ các loại thức uống này ở Việt Nam. Pháp Luật TP.HCM đã ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp, chuyên gia, người dân xung quanh những nội dung trên.
Ông NGUYỄN VĂN VIỆT, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát:
Tác động lớn đến rất nhiều ngành kinh doanh
Dự thảo luật do Bộ Y tế soạn thảo cấm cả quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ... rượu bia dưới 15 độ. Bộ Y tế cho rằng do hiện nay rượu bia dưới 15 độ được quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ, trưng bày không giới hạn. Điều này đã khuyến khích, tăng nhanh tỉ lệ dùng bia rượu nên cần phải kiểm soát.
Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu cấm khuyến mãi sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Ví dụ: Ngăn cản và cấm quảng cáo thì người dân sẽ khó phân biệt sản phẩm bia rượu chính hãng, an toàn với các sản phẩm bất hợp pháp, không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, ngân sách nhà nước cũng mất một khoản thu lớn từ quảng cáo. Ngành du lịch và nhiều ngành kinh doanh khác như dịch vụ ăn uống cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Kinh nghiệm ở một số quốc gia và báo cáo quốc tế cho thấy tăng cường hay giảm quảng cáo không đồng nghĩa với việc tăng hay giảm tiêu thụ đồ uống có cồn. Quảng cáo chỉ giúp người dùng lựa chọn thương hiệu sản phẩm mà họ yêu thích.
Hơn nữa, việc tài trợ cho các sự kiện về thể thao, văn hóa hay nghệ thuật là xuất phát từ mong muốn và thành ý của nhà kinh doanh. Do vậy dự luật chỉ nên hạn chế các hoạt động tài trợ có kèm theo bán hàng hoặc quảng cáo cho các sản phẩm rượu bia. Trong những trường hợp doanh nghiệp tài trợ không kèm bán hàng, quảng cáo hay giới thiệu sản phẩm thì không nên cấm.
Dự thảo cũng quy định cấm quảng cáo trên mạng xã hội nhằm hạn chế uống rượu bia. Tôi cho rằng việc cấm quảng cáo trên mạng xã hội là rất khó khả thi, khó kiểm soát.
Bộ Y tế cũng cấm quảng cáo bia trên phương tiện truyền thông. Nếu cấm như vậy thì quảng cáo ở Việt Nam sẽ được dịch chuyển sang phương tiện truyền thông kỹ thuật số, mạng xã hội. Do đó có thể phần lớn doanh thu sẽ phát sinh ở nước ngoài thay vì doanh thu này phải được chi tiêu tại Việt Nam.
Tôi cho rằng chỉ giới hạn không được bán bia gần trường học, trung tâm y tế, địa điểm tôn giáo… là hợp lý.
Đại diện Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam:
Sẽ mất những chương trình hấp dẫn
Heineken Việt Nam ủng hộ các quy định như cấm sử dụng đồ uống có cồn làm giải thưởng và cấm quảng cáo cho đối tượng là trẻ em hoặc trong những tình huống mà phần lớn khán giả là trẻ em.
Tuy nhiên, về quy định cấm quảng cáo và tài trợ, đối với ngành bia sẽ không có tác dụng làm giảm thiểu hành vi lạm dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam mà sẽ dẫn tới những thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế.
Thực tế cho thấy các hoạt động văn hóa và thể thao, ví dụ như sự kiện đếm ngược đón năm mới Heineken Countdown… mang đến cho công chúng tại Việt Nam các chương trình giải trí hấp dẫn. Những hoạt động này cũng góp phần giúp các TP lớn ở Việt Nam trở thành những trung tâm du lịch hấp dẫn, sôi động, thu hút khách trong và ngoài nước.
Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, Ủy viên Ban chấp hành Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam:
Cấm quảng cáo rượu bia dưới 15 độ là vô lý
Việc cấm quảng cáo rượu bia trên 15 độ có phần hợp lý vì là chất kích thích mạnh, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe nên không khuyến khích tiêu thụ. Nhưng cấm quảng cáo rượu bia dưới 15 độ là vô lý, đồng nghĩa với việc cấm toàn bộ quảng cáo. Mặt khác, hiện Luật Quảng cáo chỉ cấm quảng cáo rượu từ 15 độ cồn trở lên, quy định quản lý bia như quản lý các đồ uống khác.
Tôi nghĩ việc cấm quảng cáo triệt để chỉ nên đặt ra đối với hàng hóa bị cấm sản xuất, kinh doanh trong khi bia rượu không cấm sản xuất, kinh doanh.
Đại diện một công ty bia rượu:
Căn cứ vào đâu để cấm?
Tôi nghĩ dự thảo đề xuất cấm doanh nghiệp rượu bia tài trợ các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... là quá đáng. Thử hỏi: Nếu dự thảo trên được thông qua, chính quyền sẽ làm gì với các giải thi đấu do các hãng bia đang tài trợ được phát sóng ở Việt Nam. Đơn cử như Champions League do Heineken tài trợ hay English Premier League do nhiều hãng bia tài trợ?
Dự thảo luật còn quy định khoảng cách, bán kính giữa các địa điểm kinh doanh rượu bia và giữa địa điểm kinh doanh rượu với các địa điểm không được bán rượu bia không nhỏ hơn 200 m.
Chúng tôi thấy điều này là phi lý. Xin hỏi: Khoảng cách bán kính 200 m giữa các địa điểm kinh doanh rượu bia được xây dựng trên cơ sở khoa học nào? Quy định này có khả thi, có kiểm soát được tiêu thụ bia không khi người ta sẵn sàng di chuyển thêm 200 m để mua bia?
Chỉ có nước dẹp tiệm Anh Tùng, chủ một quán nhậu trên đường Đồng Đen (Tân Bình, TP.HCM), cho rằng dự luật quy định chỉ được bán rượu bia và đồ uống có cồn khác từ 6 giờ đến 22 giờ khiến việc kinh doanh của quán gặp khó. Bởi thực tế cho thấy nhiều khách do đặc thù công việc nên sau 22 giờ mới bắt đầu vào quán. Đặc biệt, nhiều khách Tây họ ăn uống sau 24 giờ. Đó là chưa kể nhiều công ty, cơ quan thường đặt tiệc trễ… nên phải hơn 22 giờ mới tan tiệc. Như vậy, nếu dự thảo luật có hiệu lực thì cứ đến 22 giờ chúng tôi phải đuổi khách ra khỏi quán. “Lỡ khách đang uống dở chai bia thì chúng tôi phải làm sao? Đuổi khách sớm như vậy thì còn ai dám đến ăn uống ở quán tôi nữa?… Nếu làm thế thì chúng tôi chỉ có nước dẹp tiệm” - vị chủ quán nói. Sau 22 giờ không được bán bia Dự thảoLuật Phòng,chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác đề xuất cấm quảng cáo bia, thay vì chỉ cấm quảng cáo rượu như hiện nay. Cụ thể, dự luật nêu rõ: Nghiêm cấm quảng cáo dưới mọi hình thức, trên tất cả phương tiện quảng cáo đối với rượu bia và đồ uống có cồn khác từ 15 độ trở lên. Dự luật cũng nghiêm cấm quảng cáo rượu bia và đồ uống có cồn khác dưới 15 độ trong các chương trình, kênh truyền hình, phim và ấn phẩm khác cho đối tượng trẻ em; trên các phương tiện giao thông, phương tiện quảng cáo ngoài trời; trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử… Đồng thời, tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu không được tài trợ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí. Rượu bia và đồ uống có cồn khác chỉ được bán trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ; trừ trường hợp bán tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố đã được cơ quan thẩm quyền tổ chức thành nơi chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. |
Theo Tú Uyên/PLO
Chỉ có nước dẹp tiệm Anh Tùng, chủ một quán nhậu trên đường Đồng Đen (Tân Bình, TP.HCM), cho rằng dự luật quy định chỉ được bán rượu bia và đồ uống có cồn khác từ 6 giờ đến 22 giờ khiến việc kinh doanh của quán gặp khó. Bởi thực tế cho thấy nhiều khách do đặc thù công việc nên sau 22 giờ mới bắt đầu vào quán. Đặc biệt, nhiều khách Tây họ ăn uống sau 24 giờ. Đó là chưa kể nhiều công ty, cơ quan thường đặt tiệc trễ… nên phải hơn 22 giờ mới tan tiệc. Như vậy, nếu dự thảo luật có hiệu lực thì cứ đến 22 giờ chúng tôi phải đuổi khách ra khỏi quán. “Lỡ khách đang uống dở chai bia thì chúng tôi phải làm sao? Đuổi khách sớm như vậy thì còn ai dám đến ăn uống ở quán tôi nữa?… Nếu làm thế thì chúng tôi chỉ có nước dẹp tiệm” - vị chủ quán nói. Sau 22 giờ không được bán bia Dự thảoLuật Phòng,chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác đề xuất cấm quảng cáo bia, thay vì chỉ cấm quảng cáo rượu như hiện nay. Cụ thể, dự luật nêu rõ: Nghiêm cấm quảng cáo dưới mọi hình thức, trên tất cả phương tiện quảng cáo đối với rượu bia và đồ uống có cồn khác từ 15 độ trở lên. Dự luật cũng nghiêm cấm quảng cáo rượu bia và đồ uống có cồn khác dưới 15 độ trong các chương trình, kênh truyền hình, phim và ấn phẩm khác cho đối tượng trẻ em; trên các phương tiện giao thông, phương tiện quảng cáo ngoài trời; trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử… Đồng thời, tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu không được tài trợ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí. Rượu bia và đồ uống có cồn khác chỉ được bán trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ; trừ trường hợp bán tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố đã được cơ quan thẩm quyền tổ chức thành nơi chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. |
Chỉ có nước dẹp tiệm Anh Tùng, chủ một quán nhậu trên đường Đồng Đen (Tân Bình, TP.HCM), cho rằng dự luật quy định chỉ được bán rượu bia và đồ uống có cồn khác từ 6 giờ đến 22 giờ khiến việc kinh doanh của quán gặp khó. Bởi thực tế cho thấy nhiều khách do đặc thù công việc nên sau 22 giờ mới bắt đầu vào quán. Đặc biệt, nhiều khách Tây họ ăn uống sau 24 giờ. Đó là chưa kể nhiều công ty, cơ quan thường đặt tiệc trễ… nên phải hơn 22 giờ mới tan tiệc. Như vậy, nếu dự thảo luật có hiệu lực thì cứ đến 22 giờ chúng tôi phải đuổi khách ra khỏi quán. “Lỡ khách đang uống dở chai bia thì chúng tôi phải làm sao? Đuổi khách sớm như vậy thì còn ai dám đến ăn uống ở quán tôi nữa?… Nếu làm thế thì chúng tôi chỉ có nước dẹp tiệm” - vị chủ quán nói. Sau 22 giờ không được bán bia Dự thảoLuật Phòng,chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác đề xuất cấm quảng cáo bia, thay vì chỉ cấm quảng cáo rượu như hiện nay. Cụ thể, dự luật nêu rõ: Nghiêm cấm quảng cáo dưới mọi hình thức, trên tất cả phương tiện quảng cáo đối với rượu bia và đồ uống có cồn khác từ 15 độ trở lên. Dự luật cũng nghiêm cấm quảng cáo rượu bia và đồ uống có cồn khác dưới 15 độ trong các chương trình, kênh truyền hình, phim và ấn phẩm khác cho đối tượng trẻ em; trên các phương tiện giao thông, phương tiện quảng cáo ngoài trời; trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử… Đồng thời, tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu không được tài trợ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí. Rượu bia và đồ uống có cồn khác chỉ được bán trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ; trừ trường hợp bán tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố đã được cơ quan thẩm quyền tổ chức thành nơi chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T