Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bắc Giang ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông tăng kết nối vùng

Thứ năm, 22/12/2022 - 11:19

(Thanh tra) - Theo UBND tỉnh Bắc Giang, thời gian tới tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư, tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn.

Bắc Giang đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, kết nối giữa các vùng trong và ngoài tỉnh, tạo không gian để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của tỉnh; giải quyết dứt điểm vấn đề tắc đường cục bộ, chia cắt, thiếu tính kết nối hiện nay.

Trong đó, Bắc Giang tập trung đầu tư các tuyến đường giao thông đối ngoại kết nối Quốc lộ 31 với Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn khu vực huyện Lục Nam, Lục Ngạn; các tuyến giao thông kết nối huyện Sơn Động với tỉnh Quảng Ninh; các tuyến giao thông kết nối các huyện Lục Nam, Yên Dũng với tỉnh Hải Dương; các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên thuộc vùng động lực kinh tế của tỉnh với tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên; tuyến giao thông kết nối huyện Yên Thế với Thái Nguyên, Lạng Sơn.

Ngoài ra, Bắc Giang đầu tư các tuyến đường kết nối các trục giao thông liên vùng, liên huyện, kết nối các tuyến giao thông chính với các khu cụm công nghiệp, các cảng tổng hợp, khu, điểm du lịch; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đã xuống cấp...

Từ nay đến năm 2030, Bắc Giang quy hoạch 38 tuyến đường tỉnh, với tổng chiều dài khoảng 1.128km, trong đó giữ nguyên chiều dài 9 tuyến đường tỉnh hiện có; điều chỉnh chiều dài 7 tuyến hiện có; quy hoạch 10 tuyến đường huyện hiện có lên đường tỉnh với tổng chiều dài 291km; quy hoạch mở mới 12 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 351km.

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, trong năm 2023, tỉnh sẽ ưu tiên nguồn vốn ngân sách, tăng cường huy động, thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn. Bắc Giang sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm có trong Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, đảm bảo kết nối nội bộ, kết nối vùng thuận lợi; trong đó, tập trung hoàn thành các dự án: Đường tỉnh 292 đoạn từ cầu Bố Hạ đến thị trấn Phồn Xương; Đường tỉnh 291 trên địa bàn huyện Sơn Động; Xây dựng đường và cầu kết nối huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; Đường nối Quốc lộ 37-Quốc lộ 17-Đường tỉnh 292; Xây dựng đường và cầu Hà Bắc 2 nối tuyến nhánh 2 Đường vành đai IV với Khu công nghiệp Yên Phong và Quốc lộ 18; Đường nối Quốc lộ 37-Quốc lộ 17-Võ Nhai; Xây dựng cầu Như Nguyệt...

Năm 2022, nhiều trục giao thông quan trọng của tỉnh Bắc Giang đã được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 5 dự án giao thông trọng điểm đã được khởi công mới với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, gồm: Dự án Xây dựng cầu Như Nguyệt; Dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu; Dự án Xây dựng cầu và đường dẫn nối cảng Mỹ An – Quốc lộ 31 – Quốc lộ 1 và tuyến nhánh hồ Suối Nứa – Khuôn Thần; Dự án Nút giao liên thông tại thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và Dự án Nâng cấp, mở rộng đường nối từ Đường tỉnh 293 đến Quốc lộ 17. Như vậy, hiện nay đã nâng tổng số dự án giao thông lớn đang triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang lên 13 dự án.

Đáng chú ý, Dự án Đường nối Quốc lộ 37 - Quốc lộ 17 - Võ Nhai (Thái Nguyên), tỉnh Bắc Giang, có tổng mức đầu tư trên 1.450 tỷ đồng; thời gian thực hiện năm 2021-2024; giá trị khối lượng thực hiện từ đầu dự án đến nay đạt trên 777 tỷ đồng. Dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, có tổng mức đầu tư trên 1.490 tỷ đồng; thời gian thực hiện năm 2022-2025; giá trị thực hiện từ đầu dự án đến nay đạt trên 242 tỷ đồng…

Việt Hùng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm