Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

60,1% doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng công nghệ số

Nguyễn Điểm

Thứ tư, 22/12/2021 - 22:15

(Thanh tra) - Ngày 22/12, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Dự án USAID LinkSME tổ chức hội thảo công bố Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp 2021: Rào cản và nhu cầu chuyển đổi số.

60,1% doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng công nghệ số. Ảnh: Nguyễn Điểm

Rào cản, khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Hiện nay, cả nước có khoảng 870 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 97% doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp Việt Nam với sức cạnh tranh còn thấp càng trở nên khó khăn hơn. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, thích ứng với bối cảnh mới.

Báo cáo được xây dựng trên khảo sát 1.300 doanh nghiệp, cũng như qua các cuộc phỏng vấn chuyên sâu của chuyên gia chương trình khi tư vấn, xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho từng doanh nghiệp.

Ông Daniel Fitzpatrick - Giám đốc Dự án USAID LinkSME cho biết: Dự án USAID LinksSME đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 2020 để hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Hơn 1.000 doanh nghiệp đã trả lời khảo sát về động lực và khó khăn họ gặp phải trong quá trình chuyển đổi số.

Kết quả cho thấy, có đến 60,1% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết rào cản mà họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là bởi chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao.

Điều này một phần cũng do tác động bởi đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về giảm doanh thu, thiếu hụt nguồn vốn nói chung, trong đó ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, triển khai, duy trì các giải pháp cho chuyển đổi số.

Khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh được coi là rào cản lớn thứ hai khiến doanh nghiệp găp khó khăn, chiếm tỷ lệ 52,3% số doanh nghiệp khảo sát. Qua phản ánh của các doanh nghiệp, việc chuyển đối số sẽ thay đổi thói quen và cách làm việc của người lao động. Một số doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm nhưng nhân viên, người lao động không ứng dụng, hoặc chỉ ứng dụng một phần, khiến mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đề ra.

Nhu cầu giải pháp chuyển đổi số của doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát, đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu chuyển đổi số, 57% doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp tiếp thị trực tuyến, 53,7% doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp về làm việc nội bộ. Tiếp đến là các giải pháp giao dịch điện từ (43%) và hạ tầng mạng, dữ liệu (39,6%).

Đối với các doanh nghiệp đang tăng trưởng và có nhu cầu chuyển đổi số để tăng tốc, nhu cầu lớn nhất của các doanh nghiệp trong giai đoạn này là giải pháp về phân tích dữ liệu, báo cáo thông minh (BI, Big Data, Data warehouse) với 63,5% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.

60,7% tổng số doanh nghiệp khảo sát có nhu cầu về giải pháp về quản lý hệ thống khách hàng (CRM) và quản lý kênh bán hàng (Omni Channel Sales). Hai giải pháp còn lại bao gồm Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nhiệp (ERP) và An toàn dữ liệu (Database & Security) có nhu cầu tương đương nhau với lần lượt 57,8% và 50,2% số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.

Đối với các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số để thúc đẩy xuất khẩu, có tới 43,9% doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như hướng dẫn việc khởi tạo và duy trì tài khoản, xây dựng mô hình kinh doanh, tiếp thị, vận chuyển khi tham gia các sàn thương mại điện tử; 42,3% có nhu cầu hỗ trợ về các giải pháp vận chuyển, kho bãi, logistics xuyên biên giới và 35,5% doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp thanh toán xuyên biên giới.

 

Chương trình đã phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế triển khai nhiều hoạt động, với hàng triệu lượt tiếp cận các hoạt động, trong đó gần 200.000 lượt đã tiếp cận các tài liệu hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; hơn 500 doanh nghiệp được đánh giá mức độ sẵn sàng; khoảng 100 doanh nghiệp đang được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề cụ thể của doanh nghiệp khi chuyển đổi số.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm