Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây giá trị, dựng niềm tin và cùng nhau phát triển

Bài, ảnh: Thúy Hạnh

Thứ hai, 05/06/2023 - 08:31

(Thanh tra) - Tập trung triển khai đồng bộ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và xây dựng nông thôn mới) với sự đồng thuận, quyết tâm cao của hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng nhiệt tình và tham gia tích cực của người dân.

Phạm Văn Quyền , Phó Chủ tịch UBND huyện

+ Ông có thể cho biết một số kết quả nổi bật về thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc trên địa bàn huyện trong thời gian qua?

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của huyện ủy, HĐND, UBND cùng với sự phối hợp của các sở, ban ngành và địa phương; sự hưởng ứng nhiệt tình và tham gia tích cực của người dân trong việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, huyện đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Đến nay, không còn hộ nghèo chuẩn quốc gia, 15/15 xã của huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020, tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 22/4/2022.

Sau hơn 12 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn, huyện đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, khởi sắc. Hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn được xây dựng ngày càng khang trang; các dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân ngày được cung cấp được tốt hơn.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở xã Láng Lớn

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được thực hiện sâu rộng, an sinh xã hội được đảm bảo, từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Hệ thống chính trị ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được giữ ổn định.

Huyện ủy, UBND huyện đã nỗ lực, quyết tâm tập trung lãnh đạo, sâu sát, quan tâm chỉ đạo kịp thời và phối hợp các ngành, các cấp huyện thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS.

Sau hơn 12 năm thực hiện chủ trương của Đảng, các chính sách, chương trình, đề án về phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc, đến nay, huyện đã cơ bản giải quyết được những khó khăn, nhu cầu bức thiết của người dân. Đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc ngày càng được nâng cao về vật chất, lẫn tinh thần. Cụ thể, 03 xã Nghĩa Thành, Quảng Thành và Láng Lớn hiện đang hoàn thiện hồ sơ để được công nhận là xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Chính sách hỗ trợ trực tiếp đã giúp cho hơn 95% hộ đồng bào dân tộc nghèo, khó khăn, như:  Xây dựng nhà ở mới, ổn định, xóa nhà tạm, nhà dột, lắp đặt điện kế sinh hoạt, nước sinh hoạt, xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của người dân và giải quyết kịp thời vấn đề về môi trường. Chính sách hỗ trợ con giống để phát triển sản xuất đã tạo thêm nguồn vốn giúp cho hộ dân có điều kiện phát triển chăn nuôi, giải quyết được những lao động thiếu việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Các chính sách hỗ trợ về y tế, sức khỏe, giáo dục đào tạo, văn hóa được quan tâm đúng mức. 100% hộ đồng bào dân tộc nghèo và hộ đồng bào dân tộc sinh sống tại thôn, bản, ấp, xã đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT. 100% học sinh là con em người dân tộc tới trường đều được hỗ trợ học phí.

Đó là điều khích lệ, động viên rất lớn để các em học sinh tập trung phấn đấu học hành và giảm bớt gánh nặng cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo.

+ Đối với công tác xóa đói, giảm nghèo dành cho đồng bào DTTS, ngoài sự giúp đỡ, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh thì huyện có những biện pháp gì thưa ông?

Để thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS, hiện nay công tác giảm nghèo được UBND huyện triển khai đồng bộ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và NTM).

Đại diện lãnh đạo xã trao thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số và người có hoàn cảnh khó khăn ở xã Láng Lớn

Ngoài thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, Ban Chỉ đạo còn phối hợp lồng ghép thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của huyện, các chương trình phối hợp liên kết hỗ trợ khác với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân huyện, cụ thể: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thực hiện chính sách hỗ trợ cấp 152 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, số tiền là 122.299 triệu đồng, hỗ trợ kinh phí học tập cho 80 em học sinh, sinh viên với số tiền là 357.772 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng rà soát nhu cầu lao động để có kế hoạch dạy nghề, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc.

Hội Phụ nữ huyện tặng 21 thẻ bảo hiểm, 43 suất học bổng Nguyễn Thị Định, hỗ trợ con giống phát triển sản xuất cho 7 hộ, thành lập 02 tổ hợp tác nuôi bò sinh sản cho 28 thành viên. Giúp phụ nữ khởi nghiệp, Hội Phụ nữ huyện hỗ trợ 02 chị vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để trồng tiêu, chăn nuôi bò với số tiền 80.000 triệu đồng và mô hình góp vốn xoay vòng không tính lãi…

Hội Nông dân huyện xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản cho 6 hộ nghèo tham gia. Mô hình sản xuất liên kết phát triển cây ca cao cho 3 hộ tham gia. Tạo điều kiện cho 30 hộ đồng bào vay vốn ủy thác từ ngân hàng chính sách huyện để phát triển sản xuất với kinh phí thực hiện 452 triệu đồng/17 tổ.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải quyết cho 15 hộ dân tộc vay vốn ưu đãi để nâng cao đời sống,Trong đó, có 4 hộ chuyển đổi nghề với số tiền vay là 225 triệu đồng, 11 hộ vay vốn đối ứng để xây nhà ở và phát triển sản xuất là 220 triệu đồng).

+ Xin cám ơn ông!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024
Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.

Minh Tân - Vũ Linh

08:00 30/07/2024

Tin mới nhất

Xem thêm