Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vai trò “đặc biệt” của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nam Dũng

Thứ tư, 08/11/2023 - 10:36

(Thanh tra) - Trong những năm vừa qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm, phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương.

Tỉnh Lào Cai thường xuyên quan tâm tổ chức các hội nghị gặp gỡ, trao đổi, khen thưởng để động viên khích lệ phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Ảnh: ND

Theo UBND tỉnh Lào Cai cho biết: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.119 người có uy tín (già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, cán bộ hưu trí, thầy mo…). Đây là những người tiêu biểu, gương mẫu, có sức truyền cảm mạnh mẽ trong cộng đồng thôn bản, dòng họ, dân tộc, được người dân bình chọn.

Hoạt động của đội ngũ người có uy tín rất đa dạng đã góp phần rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc, đưa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với từng người, từng hộ gia đình trong thôn bản.

Theo bà Lý Thị Vinh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai khẳng định: Trong những năm vừa qua, tỉnh rất quan tâm, phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ người có uy tín cũng là những cộng tác viên đắc lực trong việc tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh nói chung, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Những công lao đóng góp của già làng, trưởng bản, người có uy tín đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành quản lý của Nhà nước; thực sự là "chỗ dựa" đáng tin cậy, là "cầu nối" giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc với nhân dân trong việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của tỉnh trong suốt thời gian qua.

Ông Tráng A Vu, thôn Tẩn Chư, xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà chia sẻ: Tả Van Chư là xã vùng cao của huyện Bắc Hà, điều kiện kinh tế, đời sống của người dân còn khó khăn. Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, bị tác động bởi các quan niệm cũ, chưa đổi mới tư duy về xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, còn tồn tại một số hủ tục như: Đám tang kéo dài, tảo hôn...

Ông Vu còn cho biết thêm là để đẩy lùi hủ tục, từ năm 2003, ông đã tuyên truyền trong dòng họ, trong thôn, khi có người chết thì gia đình đưa vào áo quan, không tổ chức đám tang dài ngày, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Đến nay, trong dòng họ của ông và các dòng họ khác đều làm tốt các quy định về tổ chức đám tang.

Ngoài ra, ông Tráng A Vu còn cùng cán bộ xã, thôn tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào về quy định pháp luật về hôn nhân, gia đình để giảm thiểu tình trạng tảo hôn. Từ năm 2018 đến năm 2022, ông Vu trực tiếp tham gia cùng đoàn cán bộ của xã trực tiếp ngăn chặn thành công 6 các vụ tảo hôn, 3 vụ có biểu hiện tảo hôn ở các thôn trên địa bàn.

Để người có uy tín, già làng, trưởng bản phát huy tốt được vai trò của mình, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cấp, các ngành: Chú trọng công tác tập huấn kiến thức, cập nhật thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chính sách đặc thù của tỉnh tới người có uy tín, nhằm trang bị những kiến thức cần thiết giúp người có uy tín cập nhật, thực hiện và phát huy tốt vai trò tuyên truyền vận động tại cộng đồng.

Còn ở cấp xã, chính quyền mời người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia một số cuộc họp ở cấp xã, thôn như: các cuộc họp sơ kết, tổng kết của Mặt trận Tổ quốc xã, Ban Công tác Mặt trận thôn, công tác tuyên vận… Thông qua các cuộc họp này, cung cấp thông tin cho người có uy tín chủ trương của tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động bà con tại thôn, bản chấp hành và thực hiện; đồng thời là diễn đàn để người có uy tín có điều kiện phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể.

Ông Ly Xuân Lẩu, thôn Sừ Pà Phìn, xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai cho biết: Khi được cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền về chủ trương phát triển cây ăn quả ôn đới, tôi nhận thấy đây là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, đồng thời tạo điểm đến tham quan, ngắm cảnh, thu hút khách du lịch. Tôi đã cùng người thân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây mận, cây lê. Hiện gia đình tôi đã trồng 500 cây mận, cây lê, cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Để vận động bà con, ông Lẩu cùng cán bộ thôn, người có uy tín đến các gia đình để tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả cho người dân. Thấy hiệu quả thực tế, bà con trong thôn đã tin tưởng làm theo. Từ đó, mô hình trồng cây ăn quả ôn đới ở thôn Sừ Pà Phìn được nhân rộng ra toàn xã. Đến nay, xã Quan Hồ Thẩn trồng 307 ha cây ăn quả ôn đới, trong đó cây mận là 20,5 ha (giá trị đạt khoảng 320 triệu đồng/năm), cây lê là 44,7 ha (giá trị khoảng 1,34 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai đang tiếp tục thực hiện tốt các chính sách được Thủ tướng Chính phủ quy định như: Thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần; tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm. Đặc biệt là công tác khen thưởng, biểu dương đối với người có uy tín được quan tâm, thực hiện kịp thời (tổ chức các hội nghị gặp mặt, biểu dương người có uy tín tiêu biểu), thực hiện việc tiếp đón, tặng quà cho các đoàn người có uy tín đến làm việc với tỉnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.

 Lợi Châu

19:47 23/11/2024
Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm