Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 02/06/2022 - 08:00
(Thanh tra) - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2018 - 2025” và Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025” trên địa bàn năm 2022.
Hát Then là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: http://www.cema.gov.vn
Mục đích của kế hoạch là nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tăng hiệu quả của các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới và phát huy các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, từng bước thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của người phụ nữ nói chung và phụ nữ người DTTS nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các hoạt động truyền thông, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi cao, bám sát nội dung, nhiệm vụ của chương trình, đề án và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, phân công nhiệm vụ cụ thể.
Nội dung là tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình và các nội dung có liên quan. Hình thức: Lồng ghép tuyên truyền tại các buổi họp thôn, sinh hoạt chi bộ thôn, sinh hoạt cộng đồng; trực tiếp tuyên truyền đến từng hộ dân...
Các tuyên truyền viên tại cơ sở bao gồm người có uy tín trong cộng đồng, bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, đại diện các tổ chức đoàn thể thôn...
Tổ chức khảo sát đối với 08/08 huyện, thành phố dựa trên các chỉ tiêu phản ánh mức độ bình đẳng giới như: Chỉ tiêu về quyền lao động, chỉ tiêu về thu nhập của phụ nữ, quyền bảo vệ an ninh và bảo vệ thân thể, quyền sở hữu về tài sản, quyền học tập, quyền tham chính, quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội… Từ đó đánh giá, so sánh và lựa chọn địa bàn có xu hướng, mức độ bất bình đẳng giới cao triển khai nhân rộng mô hình mới.
Nội dung là tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành; hướng dẫn kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, kỹ năng hòa giải các trường hợp bạo lực gia đình.
- Đối tượng tham gia là đại diện lãnh đạo, cán bộ, công chức UBND xã, cán bộ, giáo viên trên địa bàn triển khai xây dựng mô hình; người có uy tín trong cộng đồng, bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, đại diện các tổ chức đoàn thể thôn thuộc 02 xã triển khai xây dựng mô hình.
Sản xuất file âm thanh (audio spot) tuyên truyền về bình đẳng giới bằng ba thứ tiếng Việt, Mông, Dao
Nội dung là cung cấp kiến thức, thông tin tuyên truyền về các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; các nội dung liên quan đến yếu tố giới; các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện bình đẳng giới...
Đối tượng cấp phát là cán bộ làm công tác dân tộc cấp huyện, cấp xã; người có uy tín trong cộng đồng, bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, đại diện các tổ chức đoàn thể thôn thuộc các xã xây dựng mô hình đề án; các tuyên truyền viên.
Ban Dân tộc tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động; tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh theo quy định.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, lồng ghép nguồn kinh phí được giao thực hiện Dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 để thực hiện các nội dung của kế hoạch.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, lồng ghép nguồn kinh phí được giao thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030 để thực hiện các nội dung của kế hoạch.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới ở vùng DTTS; đồng thời theo dõi, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục về giới, bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới vào các trường trung học phổ thông nội trú, bán trú các cấp trên địa bàn tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo phòng văn hóa và thông tin, trung tâm văn hóa, thể thao và truyền thông các huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào các DTTS; chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng, lồng ghép đưa các quy định của pháp luật về bình đẳng giới và các quy định pháp luật có liên quan khác vào tiêu chuẩn làng bản văn hóa, gia đình văn hóa.
Sở Tư pháp phối hợp lồng ghép tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới vùng DTTS bằng nhiều hình thức phù hợp theo nội dung Kế hoạch.
UBND các huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và UBND cấp xã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh trong việc triển khai, kiểm tra, giám sát các nội dung của kế hoạch. Đồng thời, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; chủ động tổ chức lồng ghép với các chương trình, đề án đã và đang triển khai tại địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.
Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Nam Dũng
10:36 08/11/2023Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh