Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đức Tuyền
Thứ năm, 30/06/2022 - 17:25
(Thanh tra)- Nhiều năm trước, ma túy xuất hiện, tung hoành, đã để lại một hậu họa buồn cho Thôm Mòn, Thuận Châu, Sơn La và biến đất này thành tên gọi “miền đất chết”.
Bằng việc vào cuộc kịp thời nên nhiều trẻ em ở Thôm Mòn đã được cắp sách đến trường
Bằng sức lực và nghị lực của chính mình, bằng sự giúp đỡ của các cấp ngành, đất này đã hồi sinh. Điển hình nhất cho việc đưa Thôm Mòn ra khỏi sự cùm kẹp của ma túy, đưa người dân ra khỏi thảm họa là việc vào cuộc của Hội Phụ nữ của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, đã thành lập đoàn, kết nghĩa với Hội Phụ nữ xã Thôm Mòn và cùng ký giao ước về thi đua tại đây.
Người “tuyên chiến” với ma túy
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong 3 địa phương luôn được các cơ quan phòng chống ma túy tỉnh “khoanh chì đỏ” là Lóng Sập, Sông Mã, Thôm Mòn thì Thôm Mòn có vẻ “nhỉnh” hơn cả. Thôm Mòn hơn các điểm bỏng rát khác không những vì số đối tượng tham gia buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy mà xã này còn dẫn đầu về số đối tượng bị tù tội, những bản án đau buồn và những cái chết được tuyên.
Trọng điểm nhất về tàn dư của ma túy với Thôm Mòn phải được kể đến vào hơn chục năm về trước. Đây là những năm đáng nhớ nhất của xã Thôm Mòn. Cả thôn có 20 bản thì cả 20 bản có người nghiện, buôn bán ma túy với 216 điểm được liệt kê.
Chưa đầy chục năm, từ khi ma túy xuất hiện, cái xã nhỏ con Thôm Mòn đã có 182 người chịu án trong đó có 17 án trung thân, 4 án tử hình, 131 người mãn hạn tù và xã còn lại 149 người nghiện có hồ sơ. Trong 20 thôn bản thời ấy ma túy đều gieo hậu họa thì có đến 4 bản là Nà Nam, Loọng Cại, Phé và bản Thôm là điển hình nhất. Riêng cụm bản “nóng” này có tất cả 217 hộ nhưng chỉ có 23 hộ được coi là trong sạch, không có người liên quan đến ma túy.
Những năm ấy, ma túy tác oai tác quái đã để lại trên đất này những tàn dư khó ai có thể đoán định được thời gian phục hồi cho nó. Thời ấy, vào xã Thôm Mòn, người ta sẽ đi hết từ nỗi đau này đến nỗi đau khác. Ngoài án tù, những cái chết được tuyên, ngoài nghiện hút thì đất này còn phải gồng mình gánh thêm hậu họa của lây nhiễm HIV/AIDS.
Trong cơn lốc ma túy của miền rừng này, để đem lại sự bình yên, cứu vãn một tương lai đã có một người đã dám đi “ngược lại quyền lợi” của người dân mà trong đó phải kể đến cá nhân anh Lường Văn Toản.
Sinh ra trên đất Thôm Mòn, là người Thái, trước cơn lốc ma túy, đoán được định mệnh và hậu họa ma túy, Lường Văn Toản xác định là phải vào cuộc. Ngày mà ai ai trong Thôm Mòn đều xác định buôn bán, tàng trữ ma túy là việc “cần làm” để đem lại thu nhập cho gia đình thì anh đã cùng đoàn thể đã vận động, tuyên truyền, tố cáo những người liên quan.
Bằng việc làm, bằng những đóng góp, anh đã được người dân, các cấp ngành, đoàn thể lựa chọn và bầu làm Công an xã. Anh đã tập trung sức lực của mình cùng các cấp, ngành chiến đấu trong một thế trận ma túy đầy cam go của Thôm Mòn.
Anh Toản bảo, có ở đất này mới thấy sự tàn phá con người, làng xóm và hậu họa của ma túy khủng khiếp đến nhường nào. Khó khăn lắm, làm việc thiện cho dân bản đấy nhưng mấy ai trong bản hiểu được anh. Vì dân vì bản, vì nhiều người không hiểu nên gia đình anh lúc nào cũng sống trong một sự ghẻ lạnh và trả thù của nhiều người.
Lợn, gà luôn bị họ bắt trộm, thậm chí nhà anh còn bị kẻ xấu đổ thuốc sâu xuống cả ao cá và giếng nước để trả thù. Tuy nhiên, vì sự bình yên cho thôn bản nên cùng các cấp ngành, anh năng nổ đi lại, vận động tuyên truyền và xây dựng những điểm dân cư, những thôn “4 không” (không sử dụng, không buôn bán, không vận chuyển, không sử dụng ma túy).
Cứ như một con thoi, anh tận tụy đi lại, hậu họa ma túy đã được người dân ý thức, anh Toản đã được nhiều người ủng hộ. Bằng sự vận động của anh và sự phối kết hợp của các ban, ngành nên các khu dân cư “4 không” đã được thiết lập, hình thành như một mạng lưới bao phủ lên toàn xã.
Thôm Mòn hồi sinh
Cứu lấy Thôm Mòn, cứu lấy những người dân và tương lai của phụ nữ, trẻ em là khẩu hiệu được đưa ra và đã được các cấp ngành triển khai trong thời gian qua ở đây. Ngoài phát triển những cá nhân điển hình như Lường Văn Toản, ngoài đưa cán bộ, chiến sỹ có năng lực và kinh nghiệm vào với Thôm Mòn, dựng chốt ở những điểm nóng, chính quyền còn thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, dân vận.
Thời gian qua, tại Thôm Mòn đã tổ chức được hàng chục cuộc vận động tuyên truyền ở 19 bản, 5 cụm dân cư. Song song với đó, các đội liên gia tự quản, hòm thư tố giác, câu lạc bộ đồng đẳng cũng được dựng lên khắp các thôn.
Điển hình nhất cho việc đưa Thôm Mòn ra khỏi sự cùm kẹp của ma túy, đưa người dân ra khỏi thảm họa, Hội phụ nữ Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã thành lập đoàn lên miền đất này. Trong việc nắm bắt tình hình, trợ giúp người dân, Hội Phụ nữ của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã kết nghĩa với Hội Phụ nữ xã Thôm Mòn và cùng ký giao ước về thi đua tại đây. Với sự phối hợp của 2 đơn vị, các câu lạc bộ phụ nữ chống ma túy của Thôm Mòn với hàng chục cuộc vận động, tuyên truyền ở 19 bản cho hàng nghìn người dân.
Song song với đó, Hội Phụ nữ của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã tư vấn cho chị em phụ nữ Thôm Mòn làm tốt vai trò làm mẹ, xây dựng tổ ấm gia đình hạnh phúc, tạo thành trì vững chắc không để tệ nạn ma túy thâm nhập, phát động phong trào “4 không”: “Không sử dụng, sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy” và đấu tranh không khoan nhượng với ma túy.
Những ngày đầu thâm nhập địa bàn để tiến hành cuộc vận động, nhiều người trong Hội Phụ nữ của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã phải cải trang, tự nhận là bà con với các gia đình trong xã để dễ dàng qua lại với chị em trong Ban Chấp hành Hội Phụ nữ xã. Từ đó mở rộng ra cho gần 700 hội viên xã Thôm Mòn.
Thế mới thấy, trọng điểm về ma túy của Thôm Mòn khủng khiếp đến nhường nào. Những việc làm hiện tại của các tổ chức đoàn thể đang thể hiện sự quan tâm của đất nước dành cho Thôm Mòn, nhằm xóa bỏ cái chết trắng và những hệ lụy của nó tại đây.
Theo ông Lường Văn Triển, nguyên lãnh đạo xã Thôm Mòn, hiện tại ma túy của Thôm Mòn đã có những biến chuyển tích cực. Thôm Mòn đang hồi sinh từng ngày từng giờ. Vui nhất cho cuộc chiến này và khẳng định sự hồi sinh của Thôm Mòn khi nhiều bản trong xã đã vinh dự được công nhận là bản “4 không”.
Để giúp đỡ những phụ nữ, những đứa trẻ đang có chồng, cha chấp án trong các trại, theo chị Tòng Thị Lanh, cán bộ Hội Phụ nữ xã, Thôm Mòn đã thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ phòng chống ma túy.
Bước đầu các câu lạc bộ có rất nhiều người tham gia. Đây là một dấu hiệu đi lên của công cuộc phòng chống ma túy, thể hiện sự nhận thức của người dân, tác động của tuyên truyền. Bằng việc làm này, những bản được coi là “thánh địa của ma túy” một thời như Hợp Thành, Nậm Chương và bản Chùn đã được công nhận là bản “4 không”.
Tìm vào bản Pá - một trong 4 trọng điểm nóng về ma túy của Thôm Mòn giờ đây người ta không còn thấy cảnh người nghiện vật vờ, không còn thấy cảnh thậm thụt thoắt ẩn thoắt hiện của những người buôn bán ma túy nữa.
Trong một sự vui vẻ, ông Lường Văn Thích cho biết: Hiện tại, an ninh trên địa bàn đã ổn định và trật tự. Không còn tình cảnh trộm cắp và hiện tại bản cũng đã không còn người nghiện.
Theo ông Lò Văn Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Thôm Mòn thì: Trong 2 năm 2019-2020, các lực lượng chức năng ở Thôm Mòn đã thu về hàng trăm phiếu tố giác, phát giác tội phạm. Qua đó đã giúp lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 74 vụ, 126 đối tượng phạm tội về ma túy. Phát hiện, lập hồ sơ giáo dục, đưa đi cai nghiện bắt buộc 120 trường hợp dương tính với ma túy; lập hồ sơ quản lý hơn 200 đối tượng nghiện ma túy sau cai, gần 100 đối tượng tù tha, tái hòa nhập cộng đồng. Những người đã hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng được địa phương tạo điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn vay, hỗ trợ phát triển sản xuất, dần ổn định đời sống.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà