Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khoa Lê

Chủ nhật, 22/01/2023 - 21:46

(Thanh tra) - Những năm qua được sự quan tâm của Trung ương và của tỉnh đến nay các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở Ninh Thuận đang dần thay “áo mới”.

Đường vào những buôn làng của bà con Raglai ở huyện Bác Ái được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Khoa Lê

Những ngày đầu Xuân mới, chúng tôi trở lại huyện Bác Ái, nơi có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc Raglai sinh sống. Những năm qua đời sống của đồng bào DTTS đã có bước phát triển mới.

Thông qua Chương trình 135, Chương trình 30a của Chính phủ và nhiều chương trình khác, các địa phương tập trung hỗ trợ, xây dựng các dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo với các mô hình nổi bật như: Mô hình trồng bắp lai, mì cao sản, các loại cây ăn quả, thực hiện có hiệu quả 19 cánh đồng lúa lớn, măng tây xanh, bắp lai…

Ngày đầu Xuân về xã Phước Đại, chúng tôi khá bất ngờ khi những con đường liên thôn, liên xã đều đã “thay áo mới” bằng bê tông phẳng lì. Cuộc sống của bà con Raglai nơi đây ngày một cải thiện với những diện mạo mới.

Ông Chamalea Thuần, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Đại cho biết, hơn 15 năm trước đây, người Raglai ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế do tập quán sản xuất lạc hậu cùng với sự yếu kém của hệ thống thuỷ lợi. Những năm gần đây, cùng với sự đồng hành của cơ quan chức năng và các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nên cuộc sống của bà con Raglai được cải thiện.

Ông Thuần chia sẻ: “Mức sống của bà con ở đây đang dần thay đổi rất nhiều, trước đây bà con sản xuất để phục vụ gia đình. Bây giờ, bà con làm ăn khá, biết đi chợ, biết cách trao đổi hàng hoá, để lấy tiền trang trải trong gia đình. Trên địa bàn cũng có bà con Raglai buôn bán nhỏ lẻ”.

Được sự giới thiệu của ông Thuần, chúng tôi tìm gặp gia đình anh Katơr Suối và chị Chamaléa Thị Chung ở thôn Tà Lú 2, xã Phước Đại. Đây là một trong nhiều gia đình thành công với mô hình lấy ngắn nuôi dài.

Nhờ chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh nhiều gia đình bà con dân tộc Raglai đã có của ăn, của để. Ảnh: Khoa Lê

Anh Katơr Suối thổ lộ, trước đây, gia đình trồng lúa, hoa màu nhưng việc trồng trọt bị ảnh hưởng bởi khô hạn, dịch bệnh. Để có được thu nhập khoảng hơn 200 triệu đồng/năm như hiện nay, anh đã mạnh dạn vay vốn  từ ngân hàng cùng với số tiền dành dụm tiền mua heo về nuôi, sau đó mua thêm bò và chuyển sang trồng cây mỳ và đó được xem là câu chuyện khởi nghiệp đầy ấn tượng.

Anh Suối nói: “Trồng những cây mì, cây bắp, nuôi bò, heo rồi buôn bán. Cây mì mỗi năm một vụ, còn giá cả tuỳ công ty thu mua, có giá cao thì bà con được lời. Đầu tiên mình cũng vay vốn từ Nhà nước, giờ mình có chân làm ăn rồi mình trả lại vốn cho Nhà nước, rồi mình lấy cái đó mình làm ăn. Lúc đó mình cũng vay 50 triệu từ bên nông nghiệp.

Còn theo anh Katơr Phân, Trưởng thôn Tà Lú 3, xã Phước Đại có đến hơn 95% hộ gia đình đồng bào Raglai ở đây phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi bò. Nhà ít thì cũng có đàn từ 10-20 con, nhà nhiều thì cũng hơn 50 con.

Anh Phân cho biết thêm, cái nghèo cái đói của những ngày trước đây không còn nữa, thế hệ trẻ Raglai giờ ai cũng chí thú làm ăn, nhờ đó cuộc sống ngày nay cũng được tươm tất hơn, nhất là dịp năm hết, Tết đến.

Anh Phân chia sẻ: “Bà con được chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện vay vốn chăn nuôi, giao khoán bảo vệ rừng, từ đó nhiều gia đình có thu nhập ổn định. Đến ngày Tết, nhiều gia đình đã chuẩn bị heo, gà phân phát cho người thân trong gia đình vui Xuân, đón Tết”.

Theo thống kê của UBND huyện, trong giai đoạn 2010 - 2020, từ nguồn vốn Trung ương và địa phương, Bác Ái đã đầu tư trên 570 tỷ đồng để phát triển 168 công trình giao thông, với tổng chiều dài trên 260 km. Hiện nay, toàn huyện đã có 9/9 xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn mới.

Huyện Bác Ái cũng đã tổ chức triển khai các chính sách an sinh xã hội như Chương trình Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167, Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, nông thôn mới, hỗ trợ trực tiếp cho người dân xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, vay vốn ưu đãi…

Trao đổi với chúng tôi, bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Bác Ái cho biết, đến thời điểm này trên địa bàn huyện có 5 công trình thuỷ lợi lớn gồm: Hồ Sông Sắt, hồ Trà Co, hồ Phước Trung, hồ Phước Nhơn và hồ Sông Cái.

Trong đó hồ Sông Sắt cung cấp nước tưới cho hơn 30% diện tích đất nông nghiệp. Nhờ đó đáp ứng được nguồn nước cho việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Về cây ăn trái phát triển mô hình trồng bưởi da xanh, sầu riêng, chuối… bò, dê, cừu và heo là chủ lực giúp bà vươn lên thoát nghèo.

Bà Cấn Thị Hà khẳng định: “Hiện nay, chúng tôi tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả mà người dân họ đã triển khai thực hiện, thứ hai liên kết các giá trị sản xuất, thứ ba tập trung đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Còn về đầu tư cơ sở vật chất thì đầu tư vào các công trình người dân được hưởng lợi nhiều nhất như công trình thuỷ lợi, các trường học để nâng cao nhận thức người dân. Cố gắng đến 2025 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn trên 20%, còn thu nhập đầu người khoảng 30 triệu”.

Với sự quan tâm, đầu tư về cơ sở hạ tầng, giao thông, huy động nhiều nguồn lực để phát triển, đến nay vùng đồng bào DTTS và miền núi của Ninh Thuận đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng cao, hòa cùng nhịp sống mới với các dân tộc anh em trong toàn tỉnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.

 Lợi Châu

19:47 23/11/2024
Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm