Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đức Tuyền
Chủ nhật, 05/06/2022 - 18:18
(Thanh tra)- Nhằm cụ thể hóa và hiện thực hóa Chỉ thị số 27-CT/TW, ban hành ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã có Chỉ thị 09-CT/TU để thực hiện nhanh chóng, sâu rộng và bền vững vấn đề này.
Chỉ thị 09-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang được ví như “luồng gió mới” làm thay đổi nhận thức của người dân. Ảnh: Phương Nguyên
Xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng các dân tộc của Hà Giang được tập trung mạnh trong giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Chỉ thị 09 được các ban, ngành “cõng” lên non cao để phổ biến rộng khắp đối với đồng bào 19 dân tộc anh em sinh sống tại 11 huyện, thị, thành phố của tỉnh đã như một luồng gió mới làm chuyển đổi nhận thức và cuộc sống của họ.
Những con số ám ảnh
Với 19 dân tộc anh em hiện có, Hà Giang được coi là một trong những tỉnh đa sắc tộc. Cùng với sự đa sắc tộc này là các tập tục truyền thống. Bên cạnh những tập tục giàu bản sắc cần lưu giữ thì vẫn còn những tập tục lạc hậu, kéo lùi sự phát triển cần phải xóa bỏ. Những tập tục lạc hậu này cần phải kể đến như: Giỗ chạp, ma chay, cưới xin và tảo hôn…
Có không ít người từng sinh sống hoặc lên công tác tại Hà Giang trong những năm trước, khi chứng kiến những tập tục, lễ hội lạc hậu này, đã cảm thấy lo lắng. Bởi, cứ duy trì hay để các tập tục lạc hậu này còn đất sống, không bị loại trừ thì đây sẽ là những rào cản cực lớn để các dân tộc nơi đây có điều kiện phát triển và đi lên.
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, trong giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh Hà Giang có 40.631 cặp kết hôn, trong đó, 2.947 cặp tảo hôn (chiếm 7,25%); 69 cặp kết hôn cận huyết thống (chiếm 0,17%).
Hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khiến chất lượng dân số suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, là hậu quả của nghèo đói, thất học, suy giảm chất lượng cuộc sống; trở thành rào cản đối với sự phát triển tiến bộ của xã hội cũng như sự phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cũng theo các cơ quan chuyên môn, thời gian gần đây, tục thách cưới cao trong hôn nhân của đồng bào trên địa bàn tỉnh Hà Giang có chiều hướng giảm nhưng vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.
Đơn cử, ở xã Nậm Ban (huyện Mèo Vạc), trước đây, không ít thế hệ đồng bào Giáy quan niệm “thách cưới càng cao, hạnh phúc của đôi trẻ càng bền chặt”.
Bởi vậy, có trường hợp nhà gái thách cưới nhà trai 120kg lợn, 7 đôi gà, 12 - 15 đồng tiền bạc kèm theo tiền mặt, kiềng bạc đeo cổ, vòng tay bạc, 100 lít rượu, 90kg gạo tẻ để nấu cơm, 90kg gạo nếp để làm bánh phục vụ đám cưới. Ngoài ra, nhà trai còn phải sắm thêm một số lễ vật khác như 1 gánh bánh dày, 1 gánh xôi, 1 gánh bánh rán...
Đám cưới thì được tổ chức linh đình trong nhiều ngày, gây lãng phí, tốn kém về kinh tế, dẫn đến tình trạng nợ nần và nghèo khó.
Bên cạnh đó, một số ít hộ người Mông vẫn thách cưới với số tiền cao, trung bình từ 50- 80 triệu đồng.
Cũng trên địa bàn tỉnh này, việc tổ chức đám tang dài ngày tuy giảm ở nhiều vùng, nhiều dân tộc nhưng có địa phương, đám tang vẫn để quá 48 giờ, thậm chí kéo dài đến 7 ngày. Việc phúng viếng, đi lễ, trả lễ trong tổ chức đám tang còn tồn tại những tập quán rườm rà, gây lãng phí.
Với quan niệm “làm ma to” là thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo đối với người khuất nên có những gia đình giết mổ từ 3 - 5 con trâu, bò; hàng chục con lợn, dê; hàng trăm con gia cầm phục vụ đám tang.
Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế hộ, khiến không ít gia đình lao đao vì nợ nần, thậm chí khánh kiệt về kinh tế sau đám hiếu.
Theo phong tục đồng bào Mông, con cháu đến cúng lễ báo hiếu bằng bò, lợn, dê và bắt buộc phải mổ thịt toàn bộ sau khi làm lễ. Nhiều gia đình trong số đó không có trâu, bò thì bán ruộng, đất đổi lấy trâu, bò mang đi làm lễ, dẫn đến mất đất sản xuất, rơi vào hộ nghèo…
Bên cạnh đó, không ít dòng họ chưa thực hiện việc đưa người chết vào áo quan.
Trên địa bàn huyện Mèo Vạc, đồng bào Mông có khoảng 10 dòng họ chính và hơn 200 chi họ khác nhau. Thời điểm trước năm 2020 có hơn 150 chi họ chưa đưa người chết vào áo quan mà treo trên cáng, để dài ngày trong nhà.
Ngoài ra, tình trạng chôn người chết quá nông, chôn đầu nguồn nước hoặc gần nhà (tiện cho việc chăm sóc) gây ô nhiễm môi trường và phản cảm...
Quyết liệt “xây” và “chống”!
Ngay sau khi Chỉ thị số 09 được ban hành, các cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc.
Đến nay, nhiều cơ quan cấp tỉnh, 11/11 huyện, thành phố, 159/193 xã, phường, thị trấn đã ban hành chương trình, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề thực hiện Chỉ thị số 09.
Theo đó, đề ra các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025, như: 100% quy ước, hương ước của các thôn, tổ dân phố có nội dung về xóa bỏ các hủ tục, bảo tồn văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh được triển khai thực hiện hiệu quả.
Các thôn, tổ dân phố, gia đình được công nhận văn hóa đạt 63% trở lên; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa đạt 75% trở lên; 80% gia đình dân tộc thiểu số thực hiện tốt nếp sống mới việc cưới, việc tang và lễ hội.
Thực hiện triệt để các nội dung như đưa người chết vào áo quan, không tổ chức đám tang dài ngày, không giết mổ nhiều gia súc, gia cầm, không uống rượu say trong đám tang, đám cưới; không còn tình trạng tảo hôn và kéo vợ; 100% gia đình có người ốm nặng phải đưa đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không thực hiện các nghi lễ mê tín dị đoan…
Tại xã Pải Lủng (huyện Đồng Văn), sau khi được chính quyền xã tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị 09 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ các hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang và những hậu quả, hệ lụy từ các hủ tục, hơn 20 hộ của dòng họ Mua và Vừ đã nhất trí ký cam kết xoá bỏ các hủ tục lạc hậu và xây dựng nếp sống văn minh.
Nội dung cam kết gồm có: Gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phấn đấu đến năm 2025 có từ 80% số hộ trong dòng họ thực hiện đưa người chết vào áo quan, không tổ chức đám tang dài ngày, không mổ nhiều gia súc; không có trường hợp tảo hôn, kéo vợ; 100% các hộ cho con đi học đầy đủ…
Xã Lũng Cú hiện có 995 hộ với 5.114 nhân khẩu. Thực hiện Chỉ thị 09, xã đã thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; ban hành nghị quyết chuyên đề về bài trừ hủ tục; tổ chức hội nghị quán triệt các nội dung Chỉ thị 09 đến toàn bộ đảng viên và nhân dân.
Sau 1 năm triển khai quyết liệt Chỉ thị 09 đã có 306 hộ dân trong xã ký cam kết không để con em trong gia đình tảo hôn, hôn nhân cận huyết; hàng trăm phụ nữ ký cam kết không sinh con thứ 3 trở lên; tình trạng tảo hôn giảm xuống đáng kể so với các năm trước đây.
Năm 2021, xã tuyên truyền, vận động, hoãn hôn dứt điểm 9 vụ; 4 tháng đầu năm 2022 xử phạt và xử lý dứt điểm 9/10 trường hợp, buộc các gia đình đưa con dâu về nhà mẹ đẻ.
Hy vọng rằng với sự linh hoạt, sáng tạo, kiên quyết, nhiều cách làm hay, phù hợp với điều kiện thực tiễn; Chỉ thị 09 - CT/TU được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang ban hành sẽ tạo ra những luồng gió mới để thay đổi nhận thức và cuộc sống của bà con trên miền biên viễn có tới 87% dân số là người dân tộc thiểu số sinh sống này!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải