Sau đó, Quốc hội thảo luận tại Đoàn trước khi bỏ phiếu kín miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ vào sáng ngày 2/4.

Cùng ngày 2/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Nguyễn Phú Trọng.

Trước đó, tại buổi họp báo chương trình kỳ họp 11, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, lần đầu tiên, Quốc hội sẽ bầu đương kim Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch nước.

Vì vậy, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng trước, sau đó mới tiến hành miễn nhiệm Chủ tịch nước để tránh chuyện “Thủ tướng miễn nhiệm mình”.

Tại kỳ họp 11, Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao trong bộ máy Nhà nước để ổn định về mặt tổ chức và cán bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trước đó, Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XIV và Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia với bà Nguyễn Thị Kim Ngân; bầu Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội.

Ngày 5/4 tới đây, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước và giới thiệu nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ.

Lới hứa rút ngắn khoảng cách với thế giới

Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 67 tuổi (sinh ngày 20/7/1954), quê xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Vào Đảng năm 1982, ông có trình độ cao cấp lý luận chính trị, cử nhân kinh tế.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa X, XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII, XIV.

Năm 2006, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần đầu khi 52 tuổi; vào Bộ Chính trị lần đầu vào năm 2011, khi 57 tuổi.

Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Xuân Phúc đã kinh qua các chức vụ như: Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Năm 2011, ông được bầu giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đến năm 2016, ông được tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Ngày 30/1/2021, tại Đại hội XIII của Đảng, ông được bầu vào Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. Sau đó, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông được Ban Chấp hành bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2021-2026.

leftcenterrightdel
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp 11, Quốc hội khoá XIV. Ảnh: Đ.X 

Khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chúng ta phải cố gắng rất nhiều để rút ngắn khoảng cách với thế giới.

"Phát triển tốc độ cao hơn là yêu cầu cấp bách để đối phó với nguy cơ chưa giàu đã già khi giai đoạn dân số vàng sẽ chấm dứt trong khoảng 10 năm tới. Nợ công cao, áp lực trả nợ lớn, xử lý nợ xấu chưa thực chất, dư địa chính sách và nguồn lực cho giai đoạn tới rất hạn hẹp.

Chính phủ phải nỗ lực, tinh giản bộ máy hành chính nhà nước các cấp, đi đầu trong việc tiết kiệm công quỹ, sử dụng tài sản công, xe công, đi công tác nước ngoài.

Chúng ta cần phải trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân, phải sử dụng minh bạch, hiệu quả vì lợi ích chung của người dân và của toàn xã hội", ông Phúc nói.

Rất tự hào, đến nay xếp hạng của nước ta đã tăng 11 bậc

Sau 5 năm, báo cáo công tác nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu, “con tàu Việt Nam đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức lớn hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ập đến tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới và các quốc gia”.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh và trật tự an toàn xã hội, phục hồi kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”.

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,8%; bình quân 2016 - 2020 đạt 5,99%, cao hơn 5,91% của giai đoạn 2011 - 2015, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.

Trong 5 năm, Việt Nam đã tạo ra tổng số khoảng 1.300 tỷ USD giá trị tăng thêm (GDP) và năm 2020 đã vượt lên trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 trong ASEAN, đứng thứ 37 thế giới.

“Phát biểu trước Quốc hội thời điểm đầu nhiệm kỳ, tôi đã nêu: Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới về dân số nhưng quy mô nền kinh tế chỉ đứng thứ 48. Nhưng rất tự hào là đến nay xếp hạng của nước ta đã tăng 11 bậc (vượt qua 11 quốc gia) đứng thứ 37 thế giới.

Dù con đường đi lên còn đầy khó khăn, thử thách, nhưng chúng ta hoàn toàn tin tưởng không lâu nữa Việt Nam sẽ bước sang ngưỡng thu nhập trung bình cao và gia nhập Nhóm nước phát triển có thu nhập cao vào 2045”, Thủ tướng nêu rõ.

Các vị đại biểu Quốc hội cũng đánh giá, trong suốt nhiệm kỳ 2016-2021, Chính phủ làm việc rất “đều tay”. Chính phủ và Thủ tướng đã có một nhiệm kỳ nhiều năng lượng và rất thành công.

Hương Giang