Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/10/2011 - 20:18
Nhận lời mời của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Devising Patil, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ 11 đến 14/10/2011.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: TTXVN)
Chuyến thăm nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng và ưu tiên cao quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ; mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục; tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với Ấn Độ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất trước đây, cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế sau này. Quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ấn Độ đang được tiếp tục thúc đẩy theo hướng ngày càng hiệu quả hơn, sâu sắc và thực chất.
Hai bên đã tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (7/2007). Quan hệ chính trị tiếp tục được hai bên đẩy mạnh với việc duy trì tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao. Quan hệ an ninh quốc phòng tiếp tục phát triển tốt và đã họp 6 phiên đối thoại về chiến lược quốc phòng.
Việt Nam và Ấn Độ đã nhất trí phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 7 tỷ USD vào năm 2015, giảm nhập siêu, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ. Năm 2010, thương mại hai chiều đạt hơn 2,7 tỷ USD và gần 1,8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay. Các Hiệp định hợp tác về tài chính giữa hai nước ký trước năm 2007 đã hoàn thành và kết thúc giải ngân. Hiện nay, ngành tài chính hai nước đang tiếp tục triển khai những hợp tác trong lĩnh vực này. Ấn Độ cũng cam kết sẽ tăng thêm các khoản tín dụng ưu đãi, tín dụng ODA cho Việt Nam.
Việt Nam và Ấn Độ đã gia hạn chương trình giao lưu văn hóa giai đoạn 2007-2010. Dự kiến trong năm nay, Ấn Độ sẽ mở Trung tâm văn hóa tại Hà Nội nhằm thúc đẩy giao lưu, hợp tác văn hóa giữa hai nước. Hai nước cũng đã ký Hiệp định và kế hoạch hợp tác du lịch. Tuy nhiên, số lượng trao đổi khách du lịch giữa hai bên còn hạn chế. Việc mở đường bay trực tiếp Việt Nam-Ấn Độ đang được xúc tiến. Từ tháng 1 năm nay, Ấn Độ đã cấp thị thực nhập cảnh cho người mang hộ chiếu phổ thông Việt Nam có giá trị trong 30 ngày nhằm thu hút khách du lịch Việt Nam đến Ấn Độ.
Trong Ủy ban hỗn hợp lần thứ 14, hai bên cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác về thăm dò khai thác năng lượng dầu khí; quan tâm đến hợp tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo và đẩy mạnh hợp tác về y tế như lập hệ thống chăm sóc y tế tầm xa...
Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực và quốc tế: Ấn Độ ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Việt Nam luôn ủng hộ Ấn Độ tăng cường quan hệ với ASEAN, tham gia vào hợp tác Đông Á, ủng hộ Ấn Độ làm ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mở rộng.
Quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ ngày càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam-Ấn Độ
Cộng hòa Ấn Độ thuộc Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nepal và Bhutan; Đông Bắc giáp Myanmar, Bangladesh; Tây Bắc giáp Pakistan và Afghanistan; Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao bọc.
Ấn Độ có khoảng 14.103km đường biên giới đất liền và 7.516km bờ biển. Ấn Độ không có quốc đạo và có 6 tôn giáo chính: Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hindu, chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên chúa giáo (chiếm 2,3% ), Đạo Sikh ( chiếm 1,9%); các tôn giáo khác chiếm khoảng 1,8%...
Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang, được khoảng 45% dân số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, trên đất nước này còn có 15 ngôn ngữ chính và 844 thổ ngữ khác.
Với hơn 5.000 năm lịch sử, Ấn Độ là một trong những cái nôi văn minh của loài người. Triều đại Ashoka (273-323 sau công nguyên) là thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử cổ đại Ấn Độ, lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng gần như ngày nay. Đến thế kỷ 11, người Hồi giáo tràn vào Ấn Độ.
Cuối thế kỷ 14, quân Nguyên chiếm hầu hết các vương quốc ở phía Bắc Ấn Độ. Từ cuối thế kỷ 15, người châu Âu, mà trước tiên là người Bồ Đào Nha bắt đầu đến Ấn Độ, đặt trung tâm tại Goa; tiếp đến là Hà Lan đặt một số cơ sở thương mại tại Ấn Độ, sau đó là Pháp và Anh. Đến năm 1858, người Anh chiếm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ. Năm 1885, Đảng Quốc gia Đại hội Ấn Độ (gọi tắt là Quốc Đại) được thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ. Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ ngày 15/8/1947. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa.
Ấn Độ là đất nước có diện tích rộng lớn (khoảng 3,3 triệu km2), với khoảng 1,148 tỷ dân (2008) là nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Từ khi giành độc lập đến những năm 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ chủ trương tự cung tự cấp với mô hình kinh tế tập trung, hướng nội. GDP tăng trung bình 3,5%/năm./.
(TTXVN/Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Văn Thanh
08:28 14/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà