Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/06/2012 - 20:32
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII, chiều 19/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư.
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Trương Trọng Nghĩa phát biểu ý kiến. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Các ý kiến thảo luận tại phiên họp tập trung vào các vấn đề lớn như người được miễn đào tạo nghề luật sư; tập sự hành nghề luật sư; kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; quyền, nghĩa vụ của luật sư...
Qua thảo luận, các ý kiến thống nhất với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung của dự án Luật; đánh giá bên cạnh những kết quả đã đạt được, tổ chức và hoạt động luật sư ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Chất lượng của đội ngũ luật sư, tuy đã được nâng lên một bước, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; số luật sư có trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế chỉ chiếm khoảng 1,2%; số lượng luật sư hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và yêu cầu cải cách tư pháp; số luật sư so với dân số còn rất thấp (1 luật sư/12.000 người dân), tỷ lệ vụ án hình sự, dân sự và hôn nhân gia đình có luật sư tham gia còn thấp...
Thảo luận về nội dung quy định cho phép viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư, đại biểu Bùi Văn Xuyền ở tỉnh Thái Bình, đồng ý với quy định của dự thảo bởi cho rằng nếu quy định này được thực hiện, sẽ sử dụng được lực lượng giảng viên có kiến thức chuyên sâu về luật.
Việc tham gia hành nghề luật sư mặt khác cũng tạo điều kiện để các giảng viên được tiếp cận với các vụ việc cụ thể, bổ sung thêm trong bài giảng để từ đó nâng cao chất lượng bài giảng dạy pháp luật trong nhà trường. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với Luật viên chức hiện hành. Tuy nhiên theo đại biểu để giảng viên vừa hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên đồng thời tham gia công tác luật sư thì cần có sự đồng ý, chấp thuận của cơ quan chủ quản nơi viên chức công tác.
Cũng nội dung cho viên chức hành nghề luật sư, đại biểu Nguyễn Hữu Hùng ở tỉnh Tiền Giang, có quan điểm khác. Đại biểu tán thành với đa số ý kiến của Ủy ban Tư pháp là cơ quan thẩm tra cho rằng việc quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được “kiêm nhiệm” hành nghề luật sư sẽ tạo ra ngoại lệ không phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, đồng thời có thể làm phát sinh xung đột lợi ích khi luật sư là các giảng viên tham gia tố tụng.
Bên cạnh đó, số viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn pháp lý cao, nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng của họ là đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan tư pháp và toàn xã hội. Việc hành nghề luật sư thường gắn liền với hoạt động tố tụng và hoạt động tố tụng chủ yếu được tiến hành trong giờ hành chính, do đó giảng viên không thể làm thêm nghề luật sư trong giờ hành chính được. Như vậy, việc cho phép nhóm đối tượng này được kiêm nhiệm hoạt động cả hai lĩnh vực sẽ khó bảo đảm chất lượng. Đại biểu nhấn mạnh: “Để chuyên môn hóa cao thì không nên cho kiêm nhiệm nhiều việc, mặc dù hiện nay Luật viên chức không có quy định hạn chế về vấn đề này.”
Cho ý kiến về Điều 14: Tập sự hành nghề luật sư, đại biểu Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ) cho rằng cần giữ nguyên như luật hiện hành tập sự hành nghề luật sư là 18 tháng. Theo đại biểu, thời gian này để luật sư có sự va chạm thực tế, tích lũy kỹ năng hành nghề, qua đó khi hành nghề chính thức có đủ bản lĩnh, trình độ nghiệp vụ. Đại biểu nhấn mạnh việc giảm thời gian thực tập xuống sáu tháng và tăng thời gian đào tạo là 12 tháng là không phù hợp.
Đại biểu nhấn mạnh thời gian tập sự, luật sư hướng dẫn là rất quan trọng, phải ít nhất là ba năm kinh nghiệm hành nghề luật sư. Hiện nay, nhiều luật sư chính thức được công nhận nhưng ba năm thậm chí năm năm họ không hành nghề chính thức, vẫn hướng dẫn thực tập. Đại biểu đề nghị luật quy định chặt chẽ hơn, luật sư sau ba năm hành nghề, có công việc nhất định mới được hướng dẫn người khác nhằm đảm bảo chất lượng cho người thực tập.
Cùng chung quan điểm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng cần hạn chế việc miễn học lớp đào tạo và tập sự, chỉ nên áp dụng đối với những người đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên hoặc điều tra viên. Các giảng viên hay các nhà khoa học nếu muốn làm luật sư có thể miễn lớp đào tạo những không nên miễn tập sự.
Đại biểu nhấn mạnh trong việc đào tạo nghề luật sư thì tập sự là quan trọng nhất. Sau bốn năm học đại học, các cử nhân luật được trao rất nhiều kiến thức, điều người tập sự thiếu chính là kỹ năng hành nghề thực tiễn. Do đó đề nghị giữ nghuyên thời gian tập sự 18 tháng.
Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội đã góp ý cụ thể về các quy định về: đoàn luật sư; nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư; nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn luật sư Việt Nam….
Theo chương trình, ngày 20/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực và biểu quyết, thông qua năm dự án luật.
(Theo TTXVN)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Văn Thanh
08:28 14/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà