Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quốc hội thảo luận việc lấy phiếu tín nhiệm

Thứ bảy, 10/11/2012 - 15:42

Một số đại biểu Quốc hội nhấn mạnh tính công bằng, khách quan và khoa học khi Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm người có chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu và phê chuẩn, đồng thời bổ sung những luận điểm để Quốc hội, HĐND làm tốt chức năng này.

Việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm cần thực hiện chắc chắn, thận trọng, công tâm, khách quan - Ảnh Tienphong.vn

Tại buổi thảo luận ở hội trường sáng nay, 10/11 về Dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (Bí thư tỉnh ủy Phú Thọ) đề nghị Quốc hội “cần thực hiện chắc chắn, thận trọng, công tâm, khách quan để tránh nhóm lợi ích chi phối và sơ hở để các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá”.

Để đạt được tính công tâm, khách quan khi đánh giá những vị trí này, ông Nguyễn Doãn Khánh cho rằng Quốc hội cần căn cứ cả ý kiến của cử tri khi lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm. Do vậy, đại biểu đòi hỏi cao ở báo cáo của Mặt trận Tổ quốc các cấp khi tập hợp kiến nghị cử tri gửi đến mỗi Kỳ họp Quốc hội.

Bên cạnh đó, đại biểu kiến nghị dự thảo Nghị quyết cần bổ sung việc Quốc hội phải tham khảo cả ý kiến của cơ quan- nơi mà người giữ chức danh đó đang làm việc; thông tin xác minh của cơ quan kiểm tra có trách nhiệm, những vấn đề liên quan đến công luận xã hội.

Đại biểu Hà Ngọc Chiến (Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng) còn bổ sung việc tham khảo ý kiến đánh giá của nhân dân nơi cư trú của người giữ chức danh được lấy- bỏ phiếu tín nhiệm. Đại biểu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải trực tiếp chỉ đạo việc tham khảo ý kiến về chức danh, chứ không thể căn cứ vào hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn hoặc những vấn đề nêu lên trước Quốc hội để lấy phiếu hoặc bỏ phiếu tín nhiệm.

Nhấn mạnh đến tính khoa học khi lấy hoặc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ giúp cho quyết định của Quốc hội chính xác nhất, đại biểu Nguyễn Bắc Việt (đoàn Ninh Thuận) đề nghị giao việc tham khảo ý kiến về chức danh cho một cơ quan chuyên điều tra dư luận xã hội. Những thông tin này sẽ góp thêm căn cứ quan trọng để lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm.

Làm như thế nào?


Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm được các ý kiến phát biểu hôm nay cho rằng có mối quan hệ mật thiết, tiếp nối nhau. Lấy phiếu tín nhiệm là căn cứ để Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm nếu người được lấy phiếu tín nhiệm 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá là “tín nhiệm thấp” (dự thảo quy định 4 mức lấy phiếu tín nhiệm: “tín nhiệm cao”, ”tín nhiệm trung bình”,  ”tín nhiệm thấp”; ”chưa có ý kiến”).

Điều 4 dự thảo Nghị quyết quy định căn cứ đánh giá tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn gồm:

1. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật;

2. Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.


Ngoài ra là các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm;  khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; khi có kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”. Tương tự như vậy là các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm ở Hội đồng nhân dân.

Về thời điểm thực hiện, nhiều ý kiến kiến nghị dự thảo nên quy định thời điểm lấy phiếu là ở Kỳ họp cuối năm (thay vì là Kỳ họp đầu năm như dự thảo), bắt đầu từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ Quốc hội. Như vậy thì đại biểu mới có thời gian quan sát, nắm rõ hiệu quả hoạt động trong một năm của các chức danh trước khi lấy phiếu tín nhiệm.

Người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được đa số đại biểu Quốc hội đề nghị nên tập trung vào các chức danh chủ chốt của Nhà nước (49 chức danh) và ở địa phương (khoảng 21 chức danh). Theo các đại biểu, nếu làm rộng ra các thành viên của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các Ban của Hội đồng nhân dân sẽ dàn trải, không tập trung và tốn kém tiền của khi tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu.

Một số đại biểu đề nghị có thể “nới” phạm vi lấy phiếu tín nhiệm ra các chức danh Phó Chủ nhiệm, ủy viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Ban của Hội đồng nhân dân. Còn các ủy viên không chuyên trách (kiêm nhiệm) sẽ không cần lấy phiếu tín nhiệm vì sẽ có quy chế đánh giá ở cơ quan mà họ đang sinh hoạt.

Trong các bước từ lúc lấy phiếu tín nhiệm đến lúc bỏ phiếu tín nhiệm, một số đại biểu cũng đã đề cập đến việc nếu hai lần bị “tín nhiệm thấp” thì Quốc hội cần có một quy chế để chức danh đó có thể từ nhiệm một cách thuận lợi, trước khi Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (đoàn Phú Thọ) nêu vấn đề mà dự thảo chưa đề cập tới là nếu chức danh không chấp nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thì biện pháp giải quyết của Quốc hội sẽ là như thế nào, đồng thời đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu thêm cả nội dung này.

Kết luận buổi họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc quan trọng, do đó, trước mắt Quốc hội sẽ nghiên cứu việc thực hiện thí điểm ở các chức danh chủ chốt của Nhà nước và ở địa phương. Sau này khi thực hiện hiệu quả sẽ mở rộng ra các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Các nội dung thảo luận của đại biểu Quốc hội sẽ được đoàn thư ký kỳ họp tổng hợp, hoàn thiện để dự thảo Nghị quyết được thông qua vào ngày 21/11 tới.

Theo đa số đại biểu Quốc hội, chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn sau đây: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ;  Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

HĐND thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do HĐND bầu gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên thường trực Hội HĐND, Trưởng các Ban của HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của UBND.


(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm