Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/05/2011 - 15:39
Bước sang giai đoạn phát triển mới, ngành Công Thương cần tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao. Đặc biệt trong năm 2011, ngành cần nỗ lực thực hiện 7 nhiệm vụ lớn.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao tặng ngành Công Thương Huân chương Độc lập hạng Nhất. Ảnh: Chinhphu.vn
Sáng 9/5, Bộ Công Thương tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951-14/5/2011) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự.
Chặng đường vẻ vang
Kể từ ngày 14/5/1951 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương, trải qua 60 năm phát triển và trưởng thành, các thế hệ cán bộ nhân viên ngành Công Thương Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Ngay từ những năm đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành Công Thương đã từng bước xây dựng và phát triển nền công nghiệp và thương mại non trẻ của nước nhà, vừa phục vụ kháng chiến, vừa góp phần bảo đảm ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế đất nước. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ngành Công Thương đã nỗ lực góp phần làm tốt hai nhiệm vụ, vừa xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH ở miền Bắc, vừa đẩy mạnh sản xuất chi viện cho miền Nam ruột thịt, cùng cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH.
Sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương đã tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và truyền thống tốt đẹp của ngành, tích cực thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp to lớn vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, luôn xứng đáng là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế nước nhà.
Hoạt động thương mại và dịch vụ trên thị trường trong nước cũng không ngừng phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, sinh hoạt và tiêu dùng của nhân dân. Hệ thống phân phối hàng hóa ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Các hình thức thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại cũng như mạng lưới chợ ở nông thôn ngày càng phát triển.
Ngành đã có đóng góp quan trọng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng đầy đủ và hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham gia vào nhiều khu vực mậu dịch tự do và có quan hệ kinh tế, thương mại với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều đối tác lớn, là những dấu mốc rất quan trọng, nâng tầm hội nhập của nước ta lên cấp độ toàn cầu. Kết quả hội nhập đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu cũng như góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Những thành tựu và đóng góp to lớn của ngành Công Thương được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng các phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng và Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu ngành Công Thương. Ảnh: Chinhphu.vn
Quán triệt 7 mục tiêu - nhiệm vụ lớn
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những thành tích, đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương trong 60 năm qua.
Thủ tướng ghi nhận những nỗ lực phấn đấu, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc của cán bộ, nhân viên ngành Công Thương.
Bước sang giai đoạn phát triển mới, với nhiều cơ hội, thách thức đan xen, Thủ tướng mong muốn ngành Công Thương tiếp tục phát huy truyền thống, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được Đảng, Nhà nước giao.
Đặc biệt bước vào năm 2011, năm tiền đề cho kế hoạch phát triển 5 năm, với nhiều khó khăn, thách thức nổi lên, ngành cần nỗ lực thực hiện tốt 7 nhóm giải pháp – nhiệm vụ lớn:
Một là, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân. Trước mắt, tập trung chỉ đạo bảo đảm tiến độ xây dựng các nhà máy điện, huy động tối đa công suất hiện có, phối hợp, chỉ đạo việc tiết kiệm điện, phân bổ hợp lý để bảo đảm đáp ứng điện cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là trong mùa khô tới đây. Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện, xăng dầu từng bước xoá bù lỗ, tổ chức triển khai có hiệu quả cơ chế điều hành giá xăng dầu và giá điện theo cơ chế thị trường.
Hai là, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời điều hành và kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất, đời sống và giảm nhập siêu. Phấn đấu năm 2011 nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu và đạt cân bằng xuất nhập khẩu vào năm 2020.
Ba là, tổ chức tốt các hoạt động thương mại nội địa, bình ổn thị trường, giá cả. Sớm ban hành và thực hiện các quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với các mặt hàng thiết yếu phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Phát triển mạng lưới phân phối, mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam đồng thời tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Bốn là, làm tốt hơn nữa công tác dự báo, thông tin thị trường, nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, những thay đổi về chính sách, các biện pháp bảo hộ...; cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động có giải pháp đối phó, ngăn chặn. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại.
Năm là, chủ động và tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Nâng cao năng lực tham gia và giải quyết các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, khu vực.
Sáu là, thực hiện nghiêm túc các qui định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý ngoại tệ; tiết kiệm chi thường xuyên; khởi công các công trình, dự án mới; ứng và giải ngân vốn đầu tư; rà soát sắp xếp điều chỉnh các công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước để tập trung cho các công trình dự án cấp bách, có thể hoàn thành trong năm 2011.
Bảy là, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm.
(Theo Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Văn Thanh
08:28 14/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà