Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây chợ... rồi bỏ hoang

Thứ ba, 22/01/2019 - 06:32

(Thanh tra)- Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã đầu tư cải tạo, xây dựng mới hệ thống chợ nông thôn. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng, quản lý chợ đã bộc lộ nhiều bất cập.

Chợ Bến Mảng, thôn Hóa Chư Phùng, xã Nàn Sán (huyện Si Ma Cai) xây xong rồi… bỏ hoang. Ảnh: TQ

Theo thống kê, hiện tỉnh Lào Cai có 77 chợ, trong đó có 20 chợ đô thị tập trung ở TP Lào Cai và trung tâm các huyện, còn lại là 57 chợ nông thôn, nhưng nhiều chợ hoạt động không hiệu quả, đáng chú ý, có chợ xây xong rồi… bỏ hoang.

Chợ Bến Mảng, thôn Hóa Chư Phùng, xã Nàn Sán (huyện Si Ma Cai) được xây dựng cách đây khoảng 10 năm, thế nhưng, sau khi khánh thành thì bỏ hoang từ đó đến nay.

Chợ được xây dựng cách lối mở biên giới Bến Mảng khoảng 3km, cách trung tâm thôn Hóa Chư Phùng khoảng 4km. Người dân xã Nàn Sán cho biết, do được xây dựng xa khu dân cư nên chẳng có tiểu thương nào đăng ký vào chợ kinh doanh vì chợ lúc nào cũng… vắng tanh.

Chợ thổ cẩm xã Tả Phìn (Sa Pa) cũng cùng chung số phận. Được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2014, mặc dù, nằm ngay tại khu vực trung tâm xã, nhưng từ khi xây dựng đến nay, chợ chỉ hoạt động được 1 tháng rồi bỏ hoang. Người dân không vào chợ mua bán và chợ trở thành địa điểm… tập kết rác.

“Khi chợ được xây dựng, người dân đều phấn khởi, chúng tôi thuê gian hàng trong chợ để thuê và bán thổ cẩm. Tuy nhiên, ngồi trong chợ khó bán hàng, vì khách du lịch không ghé vào chợ, hơn nữa lại mất chi phí thuê gian hàng, nên chúng tôi quyết định ra ngoài bán” - bà Lý Tả Mẩy, thôn Trung Tâm (xã Tả Phìn) cho biết.

Tương tự, chợ Lục Cẩu, xã Đồng Tuyển (TP Lào Cai) được xây dựng từ năm 2013, quy mô 25 ki ốt và bắt đầu đi vào hoạt động cuối năm 2016, với hơn 40 hộ đăng ký kinh doanh. Thời gian đầu, có gần chục hộ vào chợ kinh doanh, nhưng đến thời điểm hiện tại, tất cả ki ốt đều bỏ không.

Các tiểu thương tại đây cho biết, xây chợ tại địa điểm này không hợp lý vì dân cư ít, mà lại gần trung tâm TP, nhiều hàng quán bên đường, nên người dân không muốn vào chợ mua bán.

Cùng chung số phận heo hút, bỏ hoang là chợ Chiềng Ken (huyện Văn Bàn); chợ gần ga Cầu Nhò (xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng); chợ vùng cao Thanh Phú (huyện Sa Pa); chợ vùng cao xã Dương Quỳ (Văn Bàn)…

Việc xây dựng các chợ nông thôn không phát huy hết hiệu quả trên địa bàn TP Lào Cai đã được bà Nguyễn Thị Vi Huế, Phó Chủ tịch UBND TP Lào Cai thừa nhận trong phần trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp thứ 9, HĐND TP Lào Cai khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra ngày 19/12/2018.

Theo bà Huế, hiện, trên địa bàn TP có 3 chợ: Chợ khu dân cư B9 (phường Bình Minh), chợ Lục Cẩu (xã Đồng Tuyển) và chợ xã Vạn Hòa không phát huy hiệu quả. Trong đó chợ xã Vạn Hòa và chợ ở thôn Lục Cẩu được xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới.

Do vị trí xây dựng chợ ở xa khu dân cư, mặt khác địa bàn xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển gần nhiều chợ khác có mặt hàng phong phú, nên không thu hút được nhân dân đến mua bán, trao đổi. Chợ Lục Cẩu và chợ xã Vạn Hòa đã có đề nghị TP đưa vào đất phục vụ mục đích công cộng. Còn chợ B9 (phường Bình Minh) do mật độ dân số còn ít, lượng hàng bán chậm nên các hộ tiểu thương không vào chợ kinh doanh.

Trước thực trạng đó, Sở Công thương Lào Cai đã đề xuất một số phương án. Đối với các chợ đã xây dựng xong nhưng không hoạt động, giao cho UBND xã, phường quản lý và chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp với địa phương. Đến nay, đã có 4 chợ chuyển đổi sang mục đích khác, gồm chợ Chiềng Ken, Nậm Tha, Dương Quỳ (huyện Văn Bàn), chợ Lục Cẩu (thành phố Lào Cai).

Hiện còn 4 chợ hoạt động không hiệu quả đang được nghiên cứu để tiếp tục chuyển đổi trong thời gian tới. Đối với các chợ hoạt động kém hiệu quả, đề nghị chính quyền các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân vào kinh doanh trong chợ, đồng thời kiên quyết xử lý hoạt động của các chợ cóc, chợ lấn chiếm hành lang, vỉa hè, chợ tự phát dọc các tuyến đường giao thông để dần đưa chợ thành nơi trao đổi, mua bán chủ yếu của nhân dân trong vùng.

Đối với các dự án chợ đầu tư trong thời gian tới, cần thực hiện theo quy hoạch được duyệt, trong đó chú trọng công tác điều tra, khảo sát thực tế, đánh giá đúng nhu cầu, tính cấp thiết của việc đầu tư xây dựng chợ, tôn trọng yếu tố lịch sử của việc hình thành chợ với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi, mua bán của nhân dân để xác định quy mô, vị trí phù hợp.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm