Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao Cty Thép Dana - Ý khởi kiện UBND TP Đà Nẵng đòi bồi thường thiệt hại?

Thứ sáu, 14/06/2019 - 06:35

(Thanh tra)- TAND TP Đà Nẵng cho biết, đang thụ lý vụ kiện của Cty Cổ phần Thép Dana - Ý đối với UBND TP Đà Nẵng đòi bồi thường thiệt hại kinh tế 400 tỉ đồng do phải ngừng hoạt động trong thời gian dài...

Nhà máy Thép Dana - Ý bị ngưng hoạt động từ nhiều tháng nay. Ảnh: NP

Theo nội dung đơn, Cty Thép Dana - Ý khởi kiện 4 công văn, quyết định của UBND TP Đà Nẵng liên quan đến Cty, gồm: Công văn 1446 ngày 2/3/2018 của Chủ tịch UBND TP, Thông báo số 30 ngày 23/3/2018 của UBND TP; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 5585 ngày 23/11/2018 của Chủ tịch UBND Đà Nẵng và hành vi không giải quyết việc người dân bao vây nhà máy thép từ ngày 26/9/2018 đến nay của UBND TP.

Cty Thép Dana - Ý yêu cầu giải quyết 4 nội dung là hủy Công văn 1446 và buộc Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng bồi thường thiệt hại do việc thi hành nội dung của công văn này gây ra là hơn 109 tỉ đồng. UBND TP phải bồi thường thiệt hại do việc thi hành Thông báo số 30 gây ra là hơn 11 tỉ đồng. Công ty còn buộc Chủ tịch UBND TP bồi thường thiệt hại gây ra bởi hành vi không giải quyết việc người dân bao vây nhà máy thép là hơn 120 tỉ đồng và yêu cầu hủy một phần Quyết định 5585 và buộc Chủ tịch UBND TP bồi thường thiệt hại gây ra bởi việc thực thi quyết định này là hơn 156 tỉ đồng. Tổng số tiền mà Cty Thép Dana - Ý yêu cầu được bồi thường từ những thiệt hại phải gánh chịu do các quyết định của UBND TP Đà Nẵng là gần 400 tỉ đồng.

Theo lãnh đạo Cty Thép Dana - Ý , năm 2006, UBND TP Đà Nẵng kêu gọi các doanh nghiệp trong đó có Cty Thép Dana - Ý di dời nhà máy thép từ Khu công nghiệp Hòa Khánh đến Cụm Công nghiệp Thanh Vinh (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). UBND TP cũng thống nhất chủ trương di dời các hộ dân cạnh Cụm Công nghiệp Thanh Vinh để tạo vành đai phân cách giữa nhà máy với khu dân cư cho phù hợp tiêu chuẩn quy hoạch cụm công nghiệp.

Tuy nhiên, việc giải tỏa đền bù, di dời các hộ dân bị ảnh hưởng xung quanh nhà máy thép hàng chục năm không thực hiện được. Do ảnh hưởng khói bụi, hàng trăm hộ dân có nhà trong khu vực bức xúc và phản ứng gay gắt; thậm chí xảy ra tình trạng chặn xe vận tải không cho ra vào nhà máy.

Ngay sau đó, TP quyết định đền bù, giải tỏa cho người dân bị ảnh hưởng. Trong khi người dân chờ đền bù, bố trí tái định cư thì UBND TP lại thu hồi quyết định, hủy bỏ chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân sát nhà máy. Ngày 2/3/2018, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh ký Công văn số 1446 buộc Cty dừng toàn bộ hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường...

Gần một tháng sau, UBND TP lại có Thông báo số 30 cho phép nhà máy hoạt động trở lại. “Tuy nhiên, Thông báo số 30 này đã có nhiều nội dung không đúng với pháp luật, hạn chế quyền của doanh nghiệp là “Đề nghị nhà máy không thực hiện mở rộng sản xuất, không giao kết hợp đồng mua bán nguyên liệu là phế liệu để sản xuất thép…”, lãnh đạo Cty Thép Dana - Ý cho biết.

Tháng 7/2018, UBND TP tổ chức 2 đợt kiểm tra, thực hiện quan trắc môi trường. Kết quả không phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường của Cty, nhưng đến nay vẫn không công bố kết quả kiểm tra.

Ngoài ra, hết thời hạn 6 tháng của Thông báo số 30, UBND TP vẫn không tổ chức họp với người dân để trả lời chính thức phương án xử lý di dời nhà máy hay di dời dân như chủ trương trước đó.

Ngày 21/11/2018, tại Công văn 1026-CV/VPTU của Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng đã thừa nhận vấn đề liên quan đến 2 nhà máy là do quy hoạch, do việc bố trí không phù hợp với ngành nghề trong khu vực này. Tuy nhiên, đến ngày 22/11/2018, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Kỳ Minh ký Quyết định 5585 xử phạt Nhà máy Thép Dana - Ý tổng số tiền 400 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 6 tháng. Cty Thép Dana -  Ý cho rằng, các quyết định của chính quyền Đà Nẵng buộc ngừng hoạt động sản xuất, đã xâm phạm quyền tự do kinh doanh, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động doanh nghiệp và gây mất việc làm của hàng ngàn công nhân, lao động.

Như Báo Thanh tra đã thông tin, câu chuyện về Nhà máy Thép Dana - Ý trong thời gian dài bị người dân vây dai dẳng, không cho sản xuất, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. 

Ông Ngô Chấn (trú thôn Vân Dương 2, xã Hòa Liên) nêu nguyên nhân người dân phản đối nhà máy thép: “Ngay từ ngày 13 và 14/11/2016, khi nhà máy thép xả thải ra môi trường, bà con mới kéo ra phản đối, chứ thực ra 10 năm qua, người dân hiểu rõ, nhà máy hoạt động có giấy phép, đúng quy định... nhưng vấn đề gây ô nhiễm làm người dân không chịu nổi...! Nhà máy vẫn còn ở vị trí hiện tại thì vấn đề mâu thuẫn giữa người dân và nhà máy vẫn còn diễn ra... Vậy thì nên di dời nhà máy thép, hay di dời dân, chính quyền TP cần lựa chọn một giải pháp...”!

Theo ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, giữa chính quyền TP và Cty Thép Dana - Ý đã có nhiều buổi hòa giải, trao đổi nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất và chưa có tiếng nói chung, nên việc đưa nhau ra tòa khi 2 bên không thống nhất thì đó cũng thể hiện sự văn minh.

Ông Thơ lý giải cái sai trong câu chuyện nhà máy thép này bắt đầu từ việc quy hoạch không đảm bảo cách ly an toàn trong khu dân cư. Sau đó, tình trạng xây dựng trái phép để đón đầu giải tỏa ở khu vực này tăng lên trong khi hoạt động của nhà máy thép thì gây tiếng ồn, ô nhiễm.

"Cách đây nhiều năm, UBND TP đã có phương án giải tỏa, đền bù tái định cư cho các hộ dân. Nhưng Thường vụ Thành uỷ sau này yêu cầu dừng hoạt động nhà máy thép. Trong khi nhà máy thép lại trình ra thủ tục cấp phép hoạt động trước nay thực hiện đầy đủ, dừng hoạt động nhà máy thép thì phải bồi thường" - ông Thơ nói.

Nguyên Phê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm