Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 04/03/2017 - 12:13
(Thanh tra) - Kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), ngày 3/3, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm Chính sách về bình đẳng giới với chủ đề “Trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong bối cảnh thế giới thay đổi về việc làm”.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm
Theo báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016 về mức độ mất cân bằng giữa nam và nữ tại 144 quốc gia, Việt Nam xếp thứ 65/144 quốc gia xếp hạng, thứ 7 tại khu vực Châu Á về thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực.
Việt Nam là một nền kinh tế năng động với sự tham gia của 73% nữ giới trong khi tỉ lệ phụ nữ tham gia vào nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á là khoảng 65.5%. Với sự phát triển của các ngành kinh tế xuất khẩu, tỉ lệ lao động nữ trong khu công nghiệp sản xuất tăng hơn nhiều so với lao động nam và tỉ lệ phụ nữ lao động có lương và tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn nam giới là nhóm chiếm phần đông trong khu vực kinh tế tư nhân.
Tuy nhiên, bất bình đẳng giới trong thị trường lao động vẫn còn phổ biến và hạn chế việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế vẫn thấp hơn so với lao động nam. Số liệu khảo sát của Viện Khoa học Lao động và xã hội cho thấy, phụ nữ thường chịu các công việc dễ bị tổn thương hơn nam giới và làm nhiều việc nhà không được trả lương. Có đến 23,3% lao động nữ làm công việc gia đình không hưởng lương, trong khi đó nam giới là 11,4%. Tiền lương bình quân tháng của lao động nữ bằng 0,90 nam (năm 2015). Và khoảng cách bình đẳng giới trong thu nhập từ 13% năm 2004 xuống 12% năm 2012.
Ngoài ra, các chuẩn mực xã hội như việc phụ nữ được mong đợi làm các công việc nhà và chăm sóc con cái, phải đảm bảo cân bằng việc nhà và việc xã hội đã là những khó khăn của phụ nữ khi nắm bắt các cơ hội việc làm vền vững. Tỷ lệ thấp sự đại diện của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và ra quyết định trong cả khu vực công và tư, các rào cản về mặt chính sách như việc tiếp cận các chính sách an sinh xã hội trong khu vực kinh tế phi chính thức nơi phần đông lao động là nữ giới...
Theo các đại biểu, việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ đòi hỏi việc xóa bỏ những rào cản này, bao gồm phân biệt đối xử trong luật pháp và thay đổi các chuẩn mực xã hội nhằm thúc đẩy bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội và kết quả của sự phát triển kinh tế.
Phát biểu tại Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, Toạ đàm là dịp để chúng ta nhìn lại những thành tựu, thách thức trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, việc làm và xác định phương hướng, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. Kết quả trao đổi thảo luận tại Tọa đàm sẽ là cơ sở cho các đề xuất chính sách cho công tác bình đẳng giới trong lao động việc làm tại Việt Nam hướng tới Kế hoạch hành động của Chính phủ về thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 với các chỉ tiêu cụ thể về bình đẳng giới và trao quyền kinh tế của phụ nữ. Đây cũng là chủ đề ưu tiên của Khoá họp lần thứ 61 của Uỷ ban Địa vị Phụ nữ tại Liên hợp quốc sẽ diễn ra tại New York, Mỹ trong tuần tới.
Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết: “Trao quyền kinh tế cho phụ nữ và đảm bảo quyền của phụ nữ tại nơi làm việc có vai trò sống còn để thực hiện thành công Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh, Chương trình Nghị sự 2030 về Các mục tiêu phát triển bền vững và Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CEAW mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Chương trình nghị sự về Các mục tiêu Phát triển bền vững nhằm xây dựng một tương lại mà không ai bị bỏ lại phía sau, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái, điều này không thể đạt được nếu chúng ta không xóa bỏ những rào cản về mặt cấu trúc và phân biệt đối xử trong luật pháp và thực tiễn để đảm bảo các cơ hội việc làm bền vững một cách bình đẳng cho phụ nữ.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà