Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tránh gây bức xúc, Thái Nguyên xin bỏ trạm BOT quốc lộ 3

Thứ hai, 04/12/2017 - 14:54

Để tránh gây bức xúc dư luận, tiềm ẩn việc mất an ninh trật địa bàn, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã chủ động đề xuất với Bộ Giao thông Vân tải bỏ trạm thu phí BOT Bờ Đậu trên tuyến quốc lộ 3 cũ; cho phép nhà đầu tư mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đặt trạm thu phí ở đó.

BOT Bờ Đậu (Thái Nguyên), mặc dù chưa đi vào thu phí nhưng đã bị người dân tại các địa phương lân cận và các doanh nghiệp phản ứng.

Bỏ trạm thu phí BOT vì tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự

Trao đổi với phóng viên Dân trí vào trưa nay 4/12, Chủ tịch UBND TP Thái Nguyễn Vũ Hồng Bắc cho biết, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề xuất như vậy nhưng hiện Bộ Giao thông Vận tải chưa có ý kiến.

Công văn ông Vũ Hồng Bắc ký gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc bỏ trạm thu phí trên tuyến quốc lộ 3 cũ nêu rõ lý do dự án cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới dù đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng nhà đầu tư chưa thể thực hiện việc thu phí.

Người dân TP Thái Nguyên và các huyện Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ, Sông Công, Phổ Yên cũng như từ các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn... phản đối việc đầu tư trên đường cũ để thu phí (kể cả có giảm phí cho một số đối tượng) do họ đã đóng phí bảo trì đường bộ hàng năm.

“Việc này tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, nguy cơ phá sản của nhà đầu tư. Đặc biệt, người dân đề nghị tỉnh Thái Nguyên có kiến nghị với Bộ GTVT điều chỉnh hợp đồng BOT đã ký với nhà đầu tư, dỡ bỏ trạm thu phí BOT Bờ Đậu”, công văn nêu rõ.

UBND tỉnh Thái Nguyên đề xuất Bộ GTVT xem xét dỡ bỏ trạm thu phí tại Km77+922,5 QL 3 cũ; cho phép nhà đầu tư thực hiện mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đặt trạm thu phí trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đường Thái Nguyên - Chợ Mới; hoặc có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ ngân sách trung ương cho nhà đầu tư phần doanh thu bị giảm do xóa bỏ trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ, kéo dài thời gian thu giá, tạo điều kiện hoàn vốn, tránh nguy cơ phá sản cho nhà đầu tư và tránh bức xúc trong nhân dân.

Trước đó, mặc dù đang trong giai đoạn xây dựng, chuẩn bị hoàn thiện nhưng việc đặt Trạm thu phí BOT trên tuyến quốc lộ 3 cũ tại km 77 + 875 - km 77 + 970 thuộc địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã khiến người dân, nhất là các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh này, vô cùng bức xúc.

Từ những bức xúc của người dân và các doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp để bàn giải pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến việc đặt trạm thu phí BOT Bờ Đậu.

Doanh nghiệp phản ứng trạm BOT Bờ Đậu

Ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Doanh nghiệp Mạnh Hà, đơn vị đang khai thác tuyến xe buýt số 2 Gang Thép (Thành phố Thái Nguyên) - Yên Lãng (huyện Đại Từ) cho biết, với 22 đầu xe buýt, hiện mỗi ngày doanh nghiệp chạy hơn 120 lượt xe, vận tải hàng nghìn lượt khách, chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động thu nhập thấp.

Dỡ bỏ trạm thu phí BOT Bờ Đậu trên tuyến quốc lộ 3 cũ để tránh bức xúc dư luận và nguy cơ tiềm ẩn mất an ninh trật tự.

Tuyến xe buýt của doanh nghiệp chủ yếu lưu thông trên tuyến quốc lộ 37, không thuộc tuyến quốc lộ 3 cũ mà Công ty TNHH BOT Thái Nguyên - Chợ Mới thuộc Liên danh Cienco 4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Ông Hà khẳng định việc đặt trạm thu phí tại vị trí này là bất hợp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải thường xuyên lưu thông trên tuyến quốc lộ 37 qua đại bàn huyện Đại Từ và đi các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai...

Ông Lê Sỹ Tiến, Giám đốc Xí nghiệp vận tải - Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên - thì cho rằng mức phí mà chủ đầu tư công bố khi chuẩn bị đưa trạm vào hoạt động là quá cao, bất hợp lý, vì mức giá này bằng với mức giá của tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới mà doanh nghiệp này vừa đầu tư.

Ông Tiến than phiền, công ty ông mới đầu tư 14 xe buýt, do đây là tuyến buýt mới, chưa có nhiều hành khách nên hiện tại công ty vẫn phải bù lỗ. Trong những ngày sắp tới, dù được ưu đãi vé tháng (trên 1 triệu đồng/xe/tháng), ông Tiến cho rằng chi phí cho tuyến xe buýt này vẫn tăng trong khi lĩnh vực kinh doanh xe buýt vận tải hành khách công cộng tại Thái Nguyên không có sự trợ giá của Nhà nước...

Chung nỗi bức xúc với vị trí và mức giá của Trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 3 cũ, ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại và du lịch Hà Lan - doanh nghiệp đang khai thác tuyến xe buýt Thành phố Thái Nguyên - Thị trấn Chợ Chu (huyện Định Hóa) cho biết thêm: hiện tại doanh nghiệp có 24 xe buýt chạy tuyến đường này với 140 lượt xe/ngày.

Ngoài phí bảo trì đường bộ, xăng dầu, lương lái xe, phụ xe, nhân viên điều hành... nay xe buýt lại "cõng" thêm phí qua trạm BOT quá cao khiến doanh nghiệp phải tính đến phương án tăng giá vé. Nhưng việc tăng giá vé xe buýt càng khó khăn hơn vì đa phần người đi xe buýt tuyến này là học sinh, sinh viên, công nhân.

Ngoài xe buýt, gần 200 đầu xe taxi của Công ty Hà Lan cũng khó có thể tiếp tục hoạt động trên tuyến đường này vì ngoài cước taxi ít có hành khách chấp nhận việc phải trả thêm cước qua trạm thu phí với mức phí xe con dưới 9 chỗ mà doanh nghiệp dự kiến thu là 35.000 đồng...

Để "né" trạm thu phí không ít các doanh nghiệp, chủ phương tiện vận tải đã tính đến việc đi theo các đường dân sinh qua khu vực Mỏ than Khánh Hòa, đường liên xã An Khánh - Cù Vân (Đại Từ), đường Thái Nguyên - Hồ Núi Cốc - Đại Từ để đi Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai... tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông, gây ách tắc giao thông, hư hại các tuyến đường nhỏ, đường dân sinh.

Theo Tuấn Hợp/Dân Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm