Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thoát nghèo chưa bền vững

Thứ ba, 22/10/2013 - 13:33

(Thanh tra)- Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể khi đưa hàng chục triệu người thoát nghèo trong hai thập kỷ qua. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm từ 58% năm 1993 xuống dưới 10%. Tuy nhiên, nguy cơ tái nghèo còn cao, các vùng nghèo và sự chênh lệch giữa các vùng miền vẫn còn tồn tại dai dẳng.

Lỗ hổng về chính sách vùng dân tộc thiểu số

   
Mặc dù đã có hàng triệu hộ gia đình Việt Nam thoát nghèo nhưng tình trạng nghèo còn phổ biến ở các nhóm dân tộc thiểu số và các vùng miền có đông dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng dân số và chiếm tới 47% tổng số người nghèo trên cả nước. Một số nhóm dân tộc thiểu số không những có tỷ lệ nghèo về thu nhập rất cao mà nhiều ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh và nhà ở.

  
Báo cáo rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách dân tộc thiểu số đến hết năm 2020 do Ủy ban Dân tộc và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện cho thấy, hệ thống chính sách tại vùng dân tộc thiểu số đã ban hành còn chồng chéo về nội dung, đối tượng hưởng thụ và cả thời gian thực hiện trên cùng một địa bàn. Bên cạnh đó, có nhiều chính sách hỗ trợ chồng chéo nhau nhưng lại vẫn tồn tại những lỗ hổng về chính sách.


Việt Nam đã có những chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông nhưng lại chưa có những chính sách giúp vùng dân tộc thiểu số phát triển vùng sản xuất hàng hóa hay kết nối sản phẩm với thị trường để tạo sự thay đổi căn bản về sinh kế. Vì vậy, đời sống của người dân tộc thiểu số nghèo chưa được cải thiện nhiều và bền vững.

   
Ông Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng: “Các chính sách hỗ trợ người nghèo vùng dân tộc thiểu số cần phải được kết hợp lại mới có thể tạo nên sự bứt phá trong công tác giảm nghèo.”

  
 Xuất hiện các dạng nghèo đô thị   

   
Bên cạnh vấn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số còn nhiều thách thức, Việt Nam cũng đang đối mặt với các dạng nghèo đô thị mới đã xuất hiện giữa những nhóm dân di cư và lao động phi chính thức do suy giảm tăng trưởng kinh tế và bất ổn kinh tế vĩ mô. Nhiều nhóm lao động khó có thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ an sinh xã hội do họ không có đăng ký nơi ở thường trú.

   
Các nghiên cứu gần đây về tình hình dịch chuyển lao động cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2012 đã có khoảng 1 triệu công nhân chuyển từ nhóm lao động chính thức sang nhóm phi chính thức. Thực tế, những nhóm lao động di cư này không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ an sinh xã hội do không có giấy đăng ký thường trú tại nơi đến.

   
Hiện tay, công tác rà soát hộ nghèo mới chỉ thực hiện đối với những người có hộ khẩu thường trú tại địa bàn. Trong khi đó, ở Việt Nam thì có một số lượng không nhỏ những lao động nghèo ở nông thôn di cư đi thành thị làm việc kiếm sống. Mặc dù họ không có hộ khẩu chính thức nhưng họ vẫn là những người nghèo cần sự hỗ trợ.

   
Chính phủ đã giao Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu thực trạng lao động nghèo di cư để đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể cho đối tượng này, bảo đảm họ có thể tiếp cận các chính sách dành cho người nghèo ngay cả khi di cư.

   
Ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, không chỉ đối với các chính sách ở vùng dân tộc thiểu số mà trong thời gian tới, việc sắp xếp lại tất cả các chính sách hỗ trợ người nghèo là hết sức cần thiết để có thể bảo đảm đủ nguồn lực cho giảm nghèo, không bị phân tán gây lãng phí.


Hiện nay, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đang nghiên cứu về tình hình thực trạng lao động nghèo di cư của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trước mắt, theo ông Ngô Trường Thi, cần nghiên cứu thực tế, trên cơ sở những đánh giá cụ thể để đưa ra những chính sách phù hợp. Chuyển đổi phương pháp tiệm cận hộ nghèo theo hộ khẩu sang hình thức tiếp cận người nghèo linh hoạt hơn đang là biện pháp để bảo đảm giảm nghèo bền vững. Biện pháp này nhằm tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng và thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả hơn.

   
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Quốc hội đang tổ chức chương trình giám sát tối cao về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012 là cơ hội tốt để đánh giá lại các kết quả thực sự đạt được trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo và tìm ra các chủ trương, giải pháp thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.


Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững từ nay đến năm 2020, việc xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới cần theo hướng mở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo để hạn chế tái nghèo; các mức chính sách được thiết kế theo nguyên tắc: Hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo. Đồng thời, khuyến khích tăng cường tính tự chủ, vươn lên của người nghèo; chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói từ đơn chiều sang đa chiều nhằm tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng và thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm