Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Yến
Thứ năm, 14/10/2021 - 07:00
(Thanh tra) - Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào tộc miền núi giai đoạn 2016-2020 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên ký ngày 8/9/2021 đã khẳng định kết quả này.
Ngày 21/9/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ký phê duyệt sách giáo khoa tiếng Raglai 1 dành cho học sinh và sách hướng dẫn dạy tiếng Raglai dành cho giáo viên để triển khai dạy thực nghiệm trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Anh Minhhttp://baoninhthuan.com.vn
Theo đánh giá của UBND tỉnh, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo; các ngành, các cấp cùng với các nhà khoa học nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy, phát triển như: Lễ hội Katê, Tết Ramưwan, lễ Cambul, lễ Suk yơng, lễ tôn chức... của người Chăm; lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, lễ cúng giàng, lễ cưới, văn hóa ẩm thực của người Raglai; các công trình kiến trúc cổ Chămpa được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với tháp PôKlong Garai, tháp Hòa Lai; nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc; làng nghề dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp; chữ viết đồng bào Chăm và đồng bào Raglai… giữ gìn và phát huy các điệu múa, hát, sử thi và các sản phẩm văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS; giá trị bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc dân tộc được duy trì và từng bước được phát huy tích cực, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đến nay có 20 nghệ nhân là đồng bào DTTS được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Các địa phương thực hiện việc rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp học theo Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 30/8/2017 của Thường vụ Tỉnh ủy; Thông báo số 258-TB/TU ngày 30/8/2017 của Thường vụ Tỉnh ủy; Chương trình hành động số 181-CTr/TU ngày 21/2/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Đến nay, 100% xã vùng DTTS và miền núi có trường THCS, trường tiểu học, hầu hết các xã có trường, lớp mầm non; có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú, 11 trường phổ thông dân tộc bán trú; 100% xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập giáo dục THCS và phổ cập mầm non 5 tuổi; 100% xã vùng DTTS và miền núi đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP của Chính phủ; có 45 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 36 trường (THPT; THCS; tiểu học) và 09 trường mầm non.
Nguồn nhân lực là người DTTS trong ngành Giáo dục và Đào tạo là 2.010 người, chiếm tỷ lệ 20,95% (2.010/9.592 người); trong đó cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ 13,11%; giáo viên là 21,09%; nhân viên 20,09%.
Duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh DTTS ở các cấp học; chỉ đạo các trường học duy trì số lượng học sinh trong độ tuổi đi học; chủ động, tích cực phối hợp với các lực lượng xã hội huy động tối đa trẻ em, học sinh người DTTS trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số học sinh, bảo đảm tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học cách nhật.
Ngoài ra, ngành Giáo dục và Đạo tạo tập trung nhiều giải pháp để dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS từ cấp mầm non đến cấp tiểu học theo Kế hoạch 4255/KH-UBND ngày 19/10/2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường việc dạy học tiếng DTTS nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện duy trì dạy học tiếng Chăm tại 24 trường tiểu học thuộc các huyện, thành phố (trừ huyện Bác Ái). Triển khai biên soạn sách học tiếng Raglai và đưa vào dạy thí điểm tại các huyện Bác Ái và Thuận Bắc từ tháng 01/2020 theo chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Thực hiện kịp thời và có hiệu quả chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở thôn, xã đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; chính sách đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP; chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ cho học sinh con hộ cận nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn.
Công tác cử tuyển cho con em DTTS vào học các trường đại học, cao đẳng: Thực hiện theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ, căn cứ chỉ tiêu phân bổ hàng năm các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, xác lập nhu cầu cử tuyển theo ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Kết quả từ năm 2016 đến nay, đã xét cử đi đào tạo 08 trường hợp ở các trình độ đại học tương ứng với các ngành nghề đào tạo đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội miền múi, vùng dân tộc trong tỉnh và ở từng huyện.
Triển khai có hiệu quả đề án dạy nghề cho lao động nông thôn với các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và điều kiện phát triển của từng địa phương; tiến hành sắp xếp, kiện toàn các trung tâm giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cấp huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn. Từ năm 2016 đến nay, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 13.737 người; số lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm hoặc vận dụng kiến thức vào trong sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, năng suất lao động tăng.
Chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng miền núi được nâng lên; công tác y tế dự phòng được tăng cường, tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặc chẽ, khống chế xử lý kịp thời; vệ sinh an toàn thực phẩm được tập trung chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt.
Công tác phòng chống HIV/AIDS được chú trọng.
Chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm chỉ đạo triển khai, công tác vận động các tổ chức từ thiện khám và chữa bệnh cho người nghèo, đối tượng chính sách và trẻ em tiếp tục phát huy hiệu quả.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh được đầu tư nâng cấp; đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, nhất là mạng lưới y tế cơ sở. Đến nay, có 25/25 (giảm 02 trạm) trạm y tế xã miền núi có bác sỹ luân phiên làm việc, đạt 100% và tăng 10% so với Nghị quyết (phấn đấu 90% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc) và 100% số thôn vùng đồng bào dân tộc Raglai có nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản; 100% người DTTS thuộc vùng khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm chỉ đạo triển khai. Triển khai và đạt hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình và tư vấn về dân số-kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS: được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy và UBND tỉnh; sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương và các thành viên Ban Chỉ đạo trong thực hiện Đề án và đã đạt được một số kết quả bước đầu như tỷ lệ tảo hôn trong vùng DTTS hằng năm giảm và vượt mục tiêu đề ra (năm 2017 giảm 3,13%, năm 2018 giảm 1,2%; năm 2019 giảm 0,3%; năm 2020 giảm 0,77%); không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải