Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 03/02/2019 - 13:02
(Thanh tra)- Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, bộ mặt “Tam nông” đã và đang tưng bừng khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Đến nay, cả nước có 58 đơn vị cấp huyện được công nhận “Huyện đạt chuẩn NTM”. Ảnh: TQ
Những con số ấn tượng
Lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân 2019, người dân cả nước đang hăng hái thi đua lao động sản xuất trên mọi lĩnh vực, trong đó, nổi trội là phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) theo Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X. Nhiều địa phương đang hối hả, tranh thủ từng ngày, từng giờ hoàn thiện các tiêu chí theo quy định để được công nhận huyện, xã đạt chuẩn NTM; Khu dân cư kiểu mẫu NTM, vườn kiểu mẫu.
Có mặt tại xã Thạch Xuân (Thạch Hà - Hà Tĩnh) vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, chúng tôi thấy hệ thống điện - đường - trường - trạm khang trang, sạch đẹp. Người người, nhà nhà hân hoan, cờ hoa rợp trời, hỏi ra mới biết, xã vừa được công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Ông Nguyễn Xuân Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Xuân cho biết, là một xã nghèo, xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân, sau 8 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xã Thạch Xuân đã cán đích đúng lộ trình đề ra.
“Để có được bộ mặt NTM như ngày hôm nay, trong 8 năm qua, người dân trong xã đã hiến hàng trăm nghìn m2 đất, đóng góp hàng chục nghìn ngày công, tiền của để xây dựng NTM. Điều đáng mừng là người người, nhà nhà trong xã ai cũng ủng hộ Chương trình xây dựng NTM vì họ xác định được những thành tựu của Chương trình xây dựng NTM sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho chính họ”, ông Quý nói.
Cũng như người dân xã Thạch Xuân, trên mọi miền đất nước, nhiều địa phương đang tận hưởng niềm vui của thành quả Chương trình xây dựng NTM. Bộ mặt “Tam nông” nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang được đổi thay từng ngày.
Theo số liệu thống kê, trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X, tổng ngân sách Nhà nước đã đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn khoảng 1,17 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay ngành Nông nghiệp, nông thôn cũng đạt khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ của toàn ngành kinh tế.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, nền nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ cả về quy mô và trình độ sản xuất; tái cơ cấu ngành đúng hướng, đạt nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, phục vụ xuất khẩu ngày càng tăng.
Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích năm 2018 đạt trên 90,2 triệu đồng/ha. Giai đoạn 2008 - 2018, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân toàn ngành Nông nghiệp đạt trên 2,66%/năm; năng suất lao động trong nông nghiệp cũng tăng trên 6,48%/năm.
Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn đã chuyển đổi tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2008 - 2018 tăng bình quân 12,3%/năm.
Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X. Ảnh: TQ
Xây dựng NTM trở thành phong trào sâu rộng. Đến nay, cả nước đã có 3.787 xã (chiếm 42,4%) được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân cả nước đạt 14,33 tiêu chí/xã; cả nước chỉ còn 21 xã dưới 5 tiêu chí (chiếm 0,003%); 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đặc biệt, Đồng Nai là địa phương đầu tiên của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn NTM.
Cả nước đã có hàng chục nghìn khu dân cư kiểu mẫu NTM, vườn kiểu mẫu; có trên 13.000 hợp tác xã nông nghiệp cùng với trên 35.000 trang trại sản xuất đạt hiệu quả cao; đặc biệt, nhiều hộ nông dân xuất sắc đã xuất hiện trong phong trào xây dựng NTM.
Trình độ khoa học công nghệ trong nông nghiệp được đẩy mạnh một cách hiệu quả, tạo ra 7,2 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo có chứng chỉ đạt 13,7%, tăng 5,5% so với năm 2008.
Thu nhập bình quân đầu người nông dân đã tăng khoảng 3,40 lần, từ 9,15 triệu đồng năm 2008 lên khoảng 35 triệu đồng cuối năm 2018. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn từng bước được thu hẹp từ 2,1 lần năm 2008 còn khoảng 1,7 lần năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5%/năm.
Đến nay đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên (năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên), trong đó có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (năm 2008 có 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD).
Những chuyển biến tích cực này đã mang lại những kỷ lục cho ngành Nông nghiệp, năm 2017 xuất khẩu gạo của Việt Nam nằm trong tốp đầu thế giới, tổng sản phẩm xuất khẩu nông nghiệp 2017 đạt 36 tỷ USD, năm 2018 tiếp tục lập kỷ lục mới với kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 40 tỷ USD (tăng 2,3 lần so với năm 2008). Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP.
Với những cống hiến to lớn, trong 10 năm qua, đã có 48 tập thể nhân dân và cán bộ xã, 42 chi bộ và 46 cá nhân đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X.
Nhiều nông dân đã trở thành tỷ phú nhờ thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X. Ảnh: TQ
Vẫn còn nhiều thách thức
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, song, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý, phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường; tiềm lực tài chính; công nghệ khoa học; dự báo cung cầu thị trường; kinh tế nông thôn phát triển không đồng đều, thiếu tính ổn định, hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân dù được cải thiện nhưng vẫn còn thấp…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, được tổ chức vào cuối tháng 11/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những thành tựu đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X đồng thời nhấn mạnh: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những lĩnh vực có vị trí chiến lược hàng đầu, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng chỉ ra một số vấn đề cần lưu ý. Đầu tư cho nông nghiệp còn thấp. Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chỉ chiếm 1% tổng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Tỷ lệ lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đóng góp giá trị kinh tế vẫn còn hạn chế. Tình trạng tín dụng đen vẫn tồn tại ở những vùng nông thôn, nơi người dân gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn yếu.
Bên cạnh đó là công nghệ bảo quản chế biến hạn chế, nông sản Việt Nam hiện vẫn chủ yếu xuất khẩu thô. Việc xây dựng nông nghiệp công nghệ cao chưa tạo được đột phá. Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn khó kiểm soát…
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X trong kỷ nguyên cách mạng 4.0, Thủ tướng đề nghị Ban Kinh tế Trung ương, Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành, liên quan cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục tổng kết, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp và nông thôn, nhất là thể chế pháp luật về đất đai, về sản xuất hàng hóa lớn, liên kết sản xuất kinh doanh, chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển mô hình sản xuất hiện đại, thông minh, chính sách tín dụng, công tác quy hoạch, dự báo thị trường, bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu nhập ổn định cho người nông dân.
Người dân mong rằng, trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục có các giải pháp hữu hiệu, đồng bộ, phù hợp với xu thế phát triển mới để đạt hiệu quả cao trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp - nông dân - nông thôn.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình