Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/07/2017 - 06:35
(Thanh tra)- Sau thời gian rầm rộ ra quân của nhiều cơ quan chức năng, lòng đường, vỉa hè hàng trăm tuyến đường tại TP HCM đã được thông thoáng. Tuy nhiên, vài tuần sau khi cơ quan chức năng không còn quyết liệt, ngay tại trung tâm quận 1, hàng loạt tuyến đường tiếp tục biến thành nơi họp chợ với hàng trăm quầy sạp lưu động. Lòng đường bị chiếm dụng, còn lề đường bị che kín không còn lối đi cho người đi bộ.
Hàng rong ngang nhiên chiếm lòng đường, quầy sạp bán tôm, bán cá lấn hết vỉa hè tại ngã tư Đề Thám - Cô Giang. Ảnh: DT
Bất lực?
Quý I/2017, khi bước chân của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 đi đầu trong cuộc chiến giành lại vỉa hè, lòng đường cho cộng đồng thì khu vực ngã tư đường Đề Thám và Cô Giang thuộc địa bàn phường Cầu Ông Lãnh, luôn trong tình trạng vỉa hè được dọn dẹp sạch sẽ, lòng đường thông thoáng, nước thải không còn đọng thành vũng, rác thải được thu gom đúng quy định.
Từ khi Phó Chủ tịch quận 1 ít xuống đường thì khu vực ngã tư này quay trở lại tình trạng bị lấn chiếm. Hàng rong ngang nhiên chiếm lòng đường còn các quầy sạp bán tôm, bán cá lấn hết vỉa hè, nước thải lại tràn ra đường, rác thải lại vô tư cuốn theo dòng xe cộ.
Ngày 5/7, có mặt tại khu vực ngã tư này, PV Báo Thanh tra đã ghi nhận một không khí bát nháo của cảnh mua bán tràn lan đủ loại mặt hàng trong sự bất lực của các lực lượng chức năng. Ngược lại, các khu đất công gần ngã tư này lại được các doanh nghiệp cho thuê với nhiều mục đích khác nhau thay vì phải quy hoạch để bố trí nơi mua bán cho người dân buôn gánh bán bưng để hạn chế tình trạng mất vệ sinh môi trường, mất an toàn giao thông, làm xấu bộ mặt đô thị khu vực trung tâm.
Khi được hỏi về hiện tượng này, một cán bộ quản lý đô thị của địa phương cho biết: Đây là hoạt động mua bán phát sinh từ khi chợ Cầu Ông Lãnh được di dời ra ngoại thành vì tâm lý của nhiều người dân vẫn quen kiểu dừng xe mua hàng ven đường. Thời gian qua, các cơ quan chức năng cũng đã vận động người dân không buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, không xả nước bẩn xuống lòng đường nhưng chỉ được một vài ngày rồi tình trạng này lại tái diễn.
Cử tri tại địa phương đã nhiều lần kiến nghị cần giải quyết dứt điểm hiện tượng này vì chợ cũ đã được UBND TP đầu tư xây dựng khang trang tại quận Thủ Đức, quận 12, huyện Bình Chánh, còn khu vực trung tâm đã có nhiều siêu thị, cửa hàng tiện tích. Vì nhiều lý do, hiện tượng này chỉ tạm lắng xuống vào mấy tháng đầu năm 2017, còn hiện nay thì lực bất tòng tâm, địa phương chỉ biết chờ chỉ đạo mới của UBND TP HCM.
Chờ giải pháp?
Ngay khi phong trào đòi lại vỉa hè, làm sạch lòng lề đường được đẩy lên mức cao trào, sau khi Báo Thanh tra khi phản ánh về sai phạm tại khu đất 1,7ha được giao cho Cty Bến Thành Sao Thủy làm dự án bất động sản và khách sạn tại số 1bis 1kep đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, nhiều hộ dân đã đề xuất rằng: Nếu ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, cân đối thời gian để lắng nghe kiến nghị của công dân, rồi kiến nghị đấu giá các khu đất công tại quận 1 thì ngân sách địa phương sẽ thu được hàng chục ngàn tỷ đồng. Thay vì phải ra đường để đòi lại từng đoạn vỉa hè, từng đoạn đường theo kiểu trống rung cờ mở thì cách làm này sẽ là nguồn lực quan trọng để phát triển hạ tầng giao thông đô thị, cũng như qua đấu giá đất, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo quy hoạch phù hợp thì mỗi dự án sẽ có diện tích đất dịch vụ để phục vụ việc buôn bán cho người dân.
Trong tuần này, khi các đại biểu HĐND TP HCM họp bàn về nhiều vấn đề an sinh xã hội, thì cử tri vẫn kiến nghị cần có giải pháp phù hợp nhằm giải quyết hiện tượng lòng lề đường bị tái lấn chiếm sau đợt cao điểm ra quân giành lại vỉa hè, lòng đường.
Ngoài ra, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, cũng bắt đầu tiếp xúc với 1.500 hộ dân vào chiều 3/7/2017 để ghi nhận về tiến độ dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị tại khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh có diện tích đất thu hồi hơn 6,8ha.
Theo nhiều hộ dân tại quận 1, nếu có quyết tâm và giải pháp phù hợp trong thực hiện chỉnh trang đô thị kết hợp quy hoạch các khu vực buôn bán phù hợp thì hiện tượng vỉa hè, lòng đường bị tái lấn chiếm sẽ được giải quyết một cách căn cơ chứ không phải kiểu ném đá ao bèo như thời gian qua.
Để làm được điều này, quận 1 phải là địa phương đi đầu trong chủ trương khai thác, quản lý, quy hoạch các khu đất công đang bị sử dụng sai mục đích tại phường Cầu Ông Lãnh, phường Cô Giang, cũng như cương quyết xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm lòng, lề đường.
Thảo Du - Bao Dung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn