Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/11/2013 - 12:52
(Thanh tra)- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết “tam nông”), tỉnh Sơn La đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; xây dựng các mô hình sản xuất, dịch vụ có hiệu quả. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.
Trong phát triển nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao (năm 2008: 72,17%, năm 2012: 71,29%). Tuy nhiên, cơ cấu cây trồng đã được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó sản lượng tăng đáng kể. Sản lượng lương thực có hạt năm 2008 đạt 654.990 tấn, bình quân 629,7kg/người/năm; năm 2012 đạt 846.310 tấn, bình quân 746,1kg/người/năm.
Từ khi bắt tay thực hiện Nghị quyết đến nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Trong đó phải kể đến cây chè, đặc sản nổi tiếng của tỉnh. Nhờ được đầu tư nên diện tích trồng chè tuy giảm, nhưng sản lượng vẫn tăng. Năm 2008, toàn tỉnh có 4.106 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 22.032 tấn; năm 2012, diện tích chè giảm còn 3.499 ha, nhưng sản lượng chè búp tươi tăng lên 23.903 tấn. Hiện nay, tỉnh chú trọng phát triển chè đặc sản Tà Xùa tại Bắc Yên. Ngoài chè, Sơn La còn hình thành các vùng chuyên canh cây cà phê, mía, cao su… Đặc biệt, cây giống cà phê chè được thị trường ưa chuộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chăn nuôi là ngành có thế mạnh của tỉnh. Mô hình doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình mở ra hướng đi mới để phát triển chăn nuôi, nhờ đó giá trị sản xuất tăng lên đáng kể trong cơ cấu ngành nông nghiệp (năm 2008 đạt 1.462.680 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,13%; năm 2012 đạt 3.163.753 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,20%)…
Với lợi thế địa hình, khí hậu đa dạng và các loài lâm sinh có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là khả năng điều hoà nguồn sinh thuỷ cho sông Đà, sông Mã và đồng bằng sông Hồng, Sơn La đã tập trung triển khai các Chương trình 661, 30a…. nên giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp và diện tích rừng liên tục tăng. Giá trị sản xuất bình quân tăng 52,5 tỷ đồng/năm; diện tích rừng năm 2008 từ 594.403 ha tăng lên 636.687 ha năm 2012 (tăng 42.280 ha), nâng độ che phủ lên 45,15%, tăng 3% so với năm 2008.
Công nghiệp có bước phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 16%/năm. Công nghiệp điện, chế biến sữa, đường, chế biến chè và một số cơ sở chế biến khác được quan tâm đầu tư phát triển mạnh, với một số đơn vị sản xuất tiêu biểu như Công ty Chè Cờ Đỏ Mộc Châu, Công ty Cổ phần Bò sữa Mộc Châu
Đặc biệt, thay đổi có thể thấy rõ từ Nghị quyết “tam nông” ở Sơn La là kết cấu hạ tầng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 2.076 công trình thuỷ lợi, 634 đập dâng kiên cố… đáp ứng tưới tiêu cho trên 22.934 ha lúa 2 vụ, tạo nguồn tưới ẩm cho trên 1.000 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, cấp nước cho 2.549 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế khác.
5 năm qua, nhiều tuyến đường giao thông liên xã, đường trục xã, bản, liên bản, nội bản, đường giao thông nội đồng, liên khu sản xuất, đường giao thông nông thôn vào các khu, điểm tái định cư cũng được đầu tư nâng cấp và mở mới. Hệ thống vận tải thuỷ với chiều dài 486 km cũng được khai thác tại một số cảng dọc Sông Đà (Tà Hộc, Vạn Yên, Tạ Bú...) tạo hành lang phát triển giao thông, vận chuyển và lưu thông hàng hoá với các địa phương trong nước và phát triển du lịch.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, những năm qua trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng 54 nhà máy thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ. Đến nay, hệ thống điện lưới quốc gia trên địa bàn nông thôn Sơn La đã cơ bản hoàn thiện, đưa điện đến các xã, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Sự nghiệp y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân thường xuyên được quan tâm... Hệ thống trường, lớp học từng bước được kiên cố hóa, đầu tư trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, nhất là hệ thống các trường nội trú, trường phổ thông bán trú dân nuôi được củng cố và phát triển.
Có thể nói sau 5 năm thực hiện Nghị quyết về "tam nông", với những kết quả đạt được đã khẳng định sức mạnh, sự đồng thuận giữa ý Đảng lòng dân, góp phần tạo nên diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn ở Sơn La.
Bùi Bình
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh