Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ bảy, 02/10/2021 - 22:33
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Trần Thanh Nam đã khẳng định như vậy tại Diễn đàn Trực tuyến kết nối nông sản 970 - Phiên 5 với chủ đề “Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số” diễn ra ngày 2/10.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: LP
Hiện nay, du lịch nông thôn đóng vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, trong tổ chức không gian, kết nối với đô thị và các trung tâm du lịch, góp phần mở rộng phạm vi không gian và kéo dài thời gian lưu trú của khách.
Nông thôn Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, như văn hóa truyền thống, bản sắc cộng đồng, cảnh quan hoang sơ... là những yếu tố quan trọng để hình thành điểm đến và sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn du khách.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc cho biết, phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những động lực đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.
Phần lớn điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn có quy mô nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát, chủ yếu do các hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác khai thác nên hạn chế về năng lực, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thấp hơn... so với các khu vực khác, do đó cần sự hỗ trợ của nhà nước, của các chuyên gia để chuyển đổi số ở khu vực nông thôn đi vào thực chất, hiệu quả.
Do đó, phải làm sao để thực hiện các kết nối và xây dựng các ứng dụng thuận tiện nhất để bà con nông dân ở những vùng nông thôn, vùng khó khăn có cơ hội tiếp cận công nghệ số, tiếp cận thị trường du lịch.
Bên cạnh đó, cần tích hợp, liên thông, chia sẻ thông tin, phát triển các ứng dụng dùng chung cho phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở kế thừa những nội dung đã có từ ngành du lịch, nông nghiệp nông thôn, chương trình OCOP, các địa phương, doanh nghiệp, hướng tới sự thống nhất chung, tránh chồng chéo, gây lãng phí tài nguyên. Đặc biệt là phải có chính sách thu hút khu vực tư nhân đầu tư cho phát triển công nghệ nói chung và ứng dụng công nghệ phát triển du lịch ở nông thôn nói riêng, thu lực lượng thanh niên nông thôn được đào tạo về công nghệ, du lịch trở lại phục vụ quê hương.
Tại diễn đàn, đại diện các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp du lịch lữ hành đều cho rằng cần phải tìm giải pháp thúc đẩy du lịch nông thôn; đẩy mạnh phát triển du lịch canh nông; đưa các điểm du lịch nông thôn vào bản đồ du lịch; tăng cường quảng bá các sản phẩm du lịch nông thôn hay hỗ trợ thí điểm xây dựng mô hình làng du lịch thông minh cũng như nghiên cứu tạp ra sản phẩm trải nghiệm sẵn trên không gian mạng.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch Lâm Đồng Nguyễn Văn Hùng, Lâm Đồng có hơn 61.000 ha canh tác nông nghiệp công nghệ cao. Với lợi thế đó tỉnh Lâm Đồng đã khuyến khích người dân phát triển mô hình du lịch canh nông. Loại hình này đang là một trong những sản phẩm du lịch đặc thù phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Tổ chức JICA - Nhật Bản, Lâm Đồng đã xây dựng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 33 mô hình du lịch canh nông được công nhận để đưa vào phục vụ khách tham quan, trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó có 10 đơn vị du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng, việc phát triển du lịch canh nông hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch canh nông còn hạn chế. Nhiều điểm du lịch canh nông gặp khó khăn trong việc kết nối với doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện, xây dựng sản phẩm du lịch canh nông cũng như thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Do vậy, để sản phẩm du lịch canh nông phát triển trong thời gian tới, theo ông Hùng, các điểm du lịch canh nông cần đáp ứng các nhu cầu về sự mới lạ và tính hiện đại của các quy trình sản xuất, năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
Còn theo Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Lan Anh, Ninh Bình là tỉnh có địa hình đa dạng, từ biển đến núi và truyền thống văn hóa đặc sắc, lâu đời, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Ngoài cảnh quan thiên nhiên, tỉnh có gần 1.800 khu di tích và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trên toàn quốc.
Trong giai đoạn 2015-2020, ngoài các sản phẩm du lịch truyền thống, du lịch nông thôn đã được phát triển, dựa trên những lợi thế tự nhiên của tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm OCOP cộng đồng. Trong tương lai, Ninh Bình đang xem phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới là trọng tâm, trong đó chuyển đổi số sẽ là giải pháp chính.
Cũng theo bà Lan Anh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên việc chuyển đổi số như đẩy mạnh quảng bá, thu hút trên các trạng mạng xã hội, xây dựng các trạm wifi miễn phí cho du khách sẽ là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, du lịch nông thôn đang là xu thế, cần khai thác hiệu quả, điều cần làm là kết nối và quảng bá sản phẩm cho các địa phương. Do vậy, sau diễn đàn, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có những chương trình sát với mục tiêu đề ra tại diễn đàn.
“Các mô hình du lịch nông thôn rất đa dạng nhưng cần phải có điểm chung là đảm bảo được giá trị nhân văn, văn hóa, mang sắc thái của từng địa phương”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng cho biết, dù mỗi ngành có chức năng khác nhau nhưng điểm chung là cần phát huy được thế mạnh địa phương để tạo ra giá trị, nâng cao đời sống cho người nông dân. Do đó, trong quy hoạch nông thôn tới đây, sẽ bổ sung tiêu chí về quy hoạch du lịch khi xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh, hỗ trợ với sự tham gia của các đơn vị lữ hành trong việc xây dựng hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng và đào tạo nghiệp vụ. Các sản phẩm du lịch phải kết tụ được giá trị nhân văn, giá trị văn hóa của từng địa phương để tạo ra điểm nhấn khác biệt cho từng địa phương cho dù cùng một vùng địa lý, nâng cao giá trị cho sản phẩm. Đặc biệt, cần phát triển các sản phẩm OCOP có giá trị gắn liền với đặc điểm của từng địa phương, tạo ra những đặc sản phục vụ cho du lịch và cần quan tâm đến cả chất lượng lẫn mẫu mã.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà