Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 17/10/2013 - 09:30
(Thanh tra) - “Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia: Rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam” là chủ đề của hội thảo tham vấn quốc gia do Cơ quan Phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức hôm nay 16/10.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thảo Nguyên
Hội thảo nhằm xem xét sự tương thích của các quy định pháp luật Việt Nam với Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy và tội phạm, xác định khoảng trống và đề ra các khuyến nghị cải thiện hệ thống pháp lý thể chế của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Công ước.
Tại hội thảo các đại biểu tham dự tập trung thảo luận những đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự; Điều 5, Điều 10 của Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy và tội phạm và các lựa chọn để hình sự hóa hành vi tham gia nhóm tội phạm có tổ chức, xây dựng trách nhiệm của pháp nhân khi tham gia thực hiện các tội phạm nghiêm trọng; việc tịch thu, thu giữ và tiêu hủy tài sản do phạm tội mà có; giới thiệu nội dung của báo cáo về thủ tục tố tụng và hợp tác quốc tế, đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tương trợ tư pháp….
Bà Zhuldyz Akisheva, Giám đốc Quốc gia Việt Nam của UNODC nhấn mạnh, những phát hiện và khuyến nghị tại hội thảo sẽ khởi động cuộc thảo luận quốc gia về nhu cầu hợp tác trong tương lai. Điều này phù hợp với kế hoạch chung giữa Liên hợp quốc và Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016, lĩnh vực trọng tâm 3 về quản trị và sự tham gia, cũng như chương trình quốc gia của UNODC tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017, tiểu chương trình 1 về phòng, chống tội phạm xuyên quốc và buôn bán trái phép.
Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy và tội phạm đề cập tới tất cả các khía cạnh của tội phạm xuyên quốc gia và là một công cụ hiệu quả, một khuôn khổ pháp lý cần thiết trong quan hệ quốc tế nhằm phòng chống tất cả các hình thức tội phạm xuyên quốc gia.
Sau khi phê chuẩn Công ước vào ngày 8/6/2012, Việt Nam đã xây dựng và thông qua chương trình hành động thực thi Công ước Phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người. Chương trình hành động bao gồm 3 lĩnh vực: Nâng cao nhận thức, xây dựng pháp luật và nâng cao năng lực.
Việc phê chuẩn Công ước thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam trong việc thực hiên Công ước quốc tế trong quá trình nội luật hóa cũng như trong thực tiễn.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà