Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quyền được an toàn của người tiêu dùng

Chủ nhật, 02/03/2014 - 09:47

(Thanh tra) - Giá điện, giá nước, giá xăng dầu, giá gas, giá các dịch vụ viễn thông… và nhiều loại hình dịch vụ khác với những bất ổn, bấp bênh đang khiến các nhà cung cấp bằng mọi biện pháp bảo vệ chặt chẽ lợi nhuận của mình, nhưng người tiêu dùng thì dường như không được bảo vệ…

Chủ đề của Ngày Quyền của người tiêu dùng (NTD) thế giới năm 2014 do Quốc tế người tiêu dùng (CI) đưa ra là: “Quyền của NTD trong thời đại kỹ thuật số” và phát động phong trào với khẩu hiệu “Khẳng định Quyền điện thoại của chúng tôi”, hướng tới việc bảo vệ quyền lợi NTD trong sử dụng dịch vụ điện thoại di động, tăng cường yếu tố công bằng và bảo mật thông tin cá nhân cho người sử dụng các dịch vụ thông tin, băng thông rộng, kỹ thuật số… CI cũng khuyến khích các tổ chức thành viên sáng tạo và đưa ra các hoạt động, chương trình đặc thù tại quốc gia mình nhằm hưởng ứng chủ đề chung đó.

Ở nước ta hiện nay, vấn đề an toàn, trong đó, có an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề lớn. Tại Công văn số 163/BCT-QLCT ngày 08/01/2014, Bộ Công thương đã đưa ra chủ đề “Quyền được an toàn NTD”. Mặt khác, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, ngoài việc sử dụng phương pháp truyền thống, các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật số như truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp, internet, máy tính cá nhân, bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời, tin nhắn, kênh truyền thông xã hội và bất kỳ hình thức nào của phương tiện truyền thông kỹ thuật số để quảng cáo, tiếp thị hàng hóa, dịch vụ, bởi ưu thế vượt trội của phương tiện kỹ thuật số. 

Về phía NTD, bên cạnh những tiện ích, quyền lợi cũng bị ảnh hưởng và xâm hại, nhất là trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, bảo mật thông tin cá nhân, điện thoại di động, thương mại điện tử. Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hàng hóa, dịch vụ là một trong 8 quyền của NTD. Nhưng tình trạng thông tin, quảng cáo không trung thực còn khá nghiêm trọng. Đặc biệt bằng phương tiện kỹ thuật số, hiệu ứng thông tin sẽ tăng lên nhưng trong nhiều trường hợp, thông tin cá nhân không được bảo mật, thậm chí bị sử dụng trái phép để trục lợi. Sau 20 năm, kể từ khi mạng điện thoại di động đầu tiên của Việt Nam ra đời và hoạt động, đến nay đã có 6 doanh nghiệp với trên 120 triệu thuê bao.

Năm 2013, Thanh tra thông tin và truyền thông thanh tra 18 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung đã phát tán tin nhắn rác, có nội dung mê tín dị đoan hoặc lừa tải các phần mềm, trò chơi có nội dung đồi trụy về điện thoại, khi sử dụng hoặc kích hoạt các phần mềm này sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản của người tiêu dùng. Doanh nghiệp dịch vụ viễn thông đã tích hợp trên SIM phần mềm có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết rõ ràng và cảnh báo về giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí đã được đưa ra. Cơ quan chức năng đã yêu cầu hoàn lại cho NTD khi các lỗi do nhà cung cấp gây ra. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không thể hoàn lại vì chủ thuê bao đã rời mạng hoặc cơ quan chức năng không phát hiện ra lỗi của nhà cung cấp.

Vì vậy, hưởng ứng chủ đề CI đưa ra và từ thực tế của Việt Nam, TW Hội Bảo vệ NTD Việt Nam đưa ra chủ đề ngày 15/3/2014 là: “Quyền được cung cấp thông tin chính xác và bảo mật thông tin cá nhân của NTD trong thời đại kỹ thuật số”. Hy vọng từ thông điệp này, các nhà cung cấp quan tâm hơn đến NTD Việt Nam, để họ có một khả năng bảo vệ quyền lợi của chính mình khi bỏ tiền tham gia dịch vụ.

Vinastas

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm