Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 14/04/2019 - 06:35
(Thanh tra)- Nhiều năm nay, hàng chục hộ nông dân tại tổ 3 (5, 7 cũ) phường Hợp Minh, TP Yên Bái “kêu trời” vì không thể đưa máy móc, phương tiện vào canh tác cũng như vận chuyển gỗ, lâm sản đi tiêu thụ. Bà con đã kiến nghị lên các cấp nhiều lần nhưng vẫn chưa được quan tâm giải quyết, điều này dễ dẫn đến nguy cơ ruộng, nương bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất đai.
Cống chui dân sinh Km118 chỉ phù hợp với xe máy và xe ô tô loại nhỏ. Ảnh: Bùi Bình
Theo đơn trình bày của 19 hộ dân tổ 3, phường Hợp Minh, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua địa phận tổ 3, các khu vực đồi rừng của nhân dân khi thực hiện thu hồi đất để xây dựng dự án nay bị chia cắt, phía trong không có đường ô tô mà chỉ là đường mòn, đường dân sinh, rất khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt và thu hoạch nông sản của bà con...
Khi đường cao tốc được hoàn thành, hầu như hệ thống đường gom, cống chui dân sinh đã được Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) hoàn thiện. Tuy nhiên, đối với cống chui dân sinh tại km118 không phù hợp nhu cầu thực tế tại đây, bởi phía trong là khu vực canh tác nông, lâm nghiệp với diện tích lớn khoảng 600ha nên phải sử dụng phương tiện cơ giới lớn để đưa vào sản xuất và vận chuyển. Trong khi cống chui này chỉ đáp ứng được phương tiện cỡ nhỏ.
Từ nhu cầu cần một tuyến đường để thuận tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa, nhân dân đã gửi đơn đề nghị lên UBND phường Hợp Minh, UBND thành phố Yên Bái nhiều năm rồi nhưng không có câu trả lời. Trong khi đó, dân không có đường đi, cây trồng cũng đã đến kỳ thu hoạch, vì vậy bà con đã tự bàn với nhau hiến đất và thuê máy xúc làm tuyến đường nối ra Tỉnh lộ nhưng lại vướng mắc một chút hành lang đường cao tốc nên việc thi công phải dừng lại.
Ông Cao Văn Hùng, tổ 3, phường Hợp Minh cho biết, gia đình ông có 1ha keo đến thời điểm khai thác, theo tính toán thì diện tích này cũng phải cho thu nhập trên 80 triệu đồng, nhưng do không có đường đi trực tiếp ra ngoài tiêu thụ, nên gia đình đã phải thuê xe chở đến cống chui km118 rồi tiếp tục bốc chuyển qua cho xe khác, vì vậy, chi phí đội lên quá cao, tính ra chỉ thu về được một nửa giá trị ban đầu.
Ông Cao Văn hùng chỉ tuyến đường dân tự hiến đất và làm đường nhưng lại vướng hành lang cao tốc. Ảnh: Bùi Bình
Khó khăn nhất phải kể đến hộ ông Lê Văn, ông Nguyễn Văn Lập, ông Ngô Văn Hợp, mỗi gia đình có khoảng 1ha đồi trồng keo, toàn bộ diện tích đồi keo bị cô lập hoàn toàn, cây keo đến thời gian thu hoạch mà không có đường cho xe ô tô vào vận chuyển, muốn tiêu thụ được phải vận chuyển thủ công đi nhờ qua ruộng người khác, sau đó thuê xe chở ra cống chui km118 và tiếp tục phải chuyển qua xe khác như nhà ông Hùng, như vậy chi phí đội lên rất cao.
Ông Trần Văn Yên, Tổ trưởng tổ 3 chia sẻ: “Người dân trong tổ chủ yếu làm nghề nông, cuộc sống vốn đã khó khăn bây giờ còn khó khăn hơn, có ruộng nương đấy nhưng bà con không thể đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất cũng như vận chuyển đi tiêu thụ do không có đường đi. Chính vì lẽ đó, nhiều hộ dân làm quần quật mà chả đủ ăn. Điều tôi lo lắng nhất là chẳng may xảy ra thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, hay cháy rừng thì việc cứu chữa, khắc phục sẽ vô cùng khó khăn, khi đó hậu quả khôn lường. Nguyện vọng của bà con là Nhà nước sớm quan tâm đầu tư tuyến đường thuận lợi để giúp nhân dân giảm bớt chi phí, ổn định cuộc sống”.
Ông Lê Đức Minh, Chủ tịch UBND phường Hợp Minh cho biết, UBND phường đã nắm được nội dung nhân dân tổ 3 kiến nghị về việc giải quyết đường đi vào khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp để vận chuyển lúa và lâm sản sau khi khai thác. Phường đã cử cán bộ xuống khảo sát tìm giải pháp mở tuyến đường mới cho nhân dân. Tuy nhiên, tuyến đường mới này đang vướng vài chục mét giáp ranh đất Quốc phòng nên phải đợi ý kiến trả lời của Quân khu 2. Còn đối với tuyến đường bà con tự hiến đất, tự bỏ công ra làm lại vi phạm một đoạn hành lang cao tốc Nội Bài - Lào Cai, vì vậy rất khó cho việc duy trì lâu dài.
Bùi Bình
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà