Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều ý kiến đề nghị: App gọi xe phải là taxi

Thứ tư, 10/04/2019 - 18:47

(Thanh tra) - Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất của Bộ Giao thông Vận (GTVT) tải chọn “phương án quản lý áp dụng quy định tất cả các loại xe kinh doanh vận tại theo hợp đồng dưới 9 chỗ mà ứng dụng hợp đồng điện tử thì là xe taxi”.

Qui định taxi công nghệ là xe taxi (thời công nghệ 4.0) tạo thuận lợi cho công tác quản lý có lợi lớn cho xã hội, cho người dân.

Ngày 19/2 Báo Thanh tra có bài: “Quản taxi công nghệ như taxi truyền thống” phản ánh phương án của Bộ GTVT đề xuất gửi Thủ tướng Chính phủ, sau khi có kết quả tổng hợp lấy ý kiến của 26 thành viên Chính phủ, đối với Dự thảo Nghị định  quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải) bằng ôtô (thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP)

Mới đây, Bộ GTVT tiếp tục lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp vận tải trước khi trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo thay thế Nghị định 86 trước ngày 15/4.

Ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành GTVT cũng như các cơ quan chức năng liên quan, đều có đề xuất như Bộ GTVT: Sẽ quản lý xe chở khách dưới 9 chỗ có ứng dụng phần mềm, như Grab, Fast go, Be... giống như taxi truyền thống.

Bản chất là taxi

Theo ông Văn Công Điểm, chuyên gia vận tải cho rằng, Nghị định 86 sửa đổi lâu như vậy có nguyên nhân chính là do sự tranh cãi về phần mềm đặt xe dưới 9 chỗ, được xếp vào loại hình taxi hay hợp đồng. Chính sự tranh cãi này đang gây hệ lụy lớn cho trật tự quản lý hệ thống ngành Vận tải toàn quốc.

Ông Điểm nhận định, ứng dụng công nghệ thông tin là tất yếu, là điều kiện sống còn của doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, bản thân các doanh nghiệp cũng đã nhận thức rõ điều này. Tuy nhiên, chúng ta không trừu tượng hóa, thần thánh hóa công nghệ 4.0!

Ứng dụng công nghệ thông tin bằng các phần mềm đặt xe thực chất là công cụ hữu ích để quản lý, để tiếp thị, để bán sản phẩm vận tải, nhằm giúp hành khách thuận lợi hơn để tiếp cận dịch vụ vận tải trong thời đại công nghệ 4.0. Nhưng tuyệt đối không phải và không thể là loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới.

Ông Điểm ví dụ: Nghị định 119 đã có hiệu lực, kể từ sau ngày 01/11/2020 tất cả phải sử dụng hóa đơn điện tử, sẽ kéo theo làm vé điện tử cho xe buýt, xe tuyến cố định, bên cạnh đó các doanh nghiệp vận tải cũng xây dựng phần mềm điện tử để bán vé, để tiếp thị, để ký hợp đồng tận tay với khách hàng. Chẳng lẽ khi đó, xe buýt - xe tuyến cố định - xe du lịch đều chuyển sang gọi là xe hợp đồng điện tử, và chỉ duy nhất Việt Nam có loại hình kinh doanh “hợp đồng điện tử”! và trật tự ngành Vận tải của chúng ta đi về đâu? Do đó, đề nghị xóa bỏ thuật ngữ “xe hợp đồng điện tử”, không thể tồn tại kiểu đánh tráo khái niệm mà hình thành cái gọi là XE HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ!

Vấn đề nữa là, các doanh nghiệp luôn lợi dụng tìm kẻ hở của Nghị định 86 để cứ tìm cách lách luật, lách quy định quản lý của Nhà nước, gây khó khăn cho các cấp quản lý vận tải của Nhà nước, tạo ra rối loạn trật tự quản lý giao thông đô thị ở các địa phương... Cụ thể tại các thành phố lớn như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì vấn nạn các nhà xe lợi dụng mác xe hợp đồng để vận tải hành khách liên tỉnh không chịu vào bến xe Nhà nước đã quy định, mà tạo ra hàng chục hàng trăm bến xe lậu, ở các quận huyện nào hầu như cũng có...

Đồng quan điểm, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, hiện nay loại hình App gọi xe không còn đơn thuần là dịch vụ nữa. Mà đến giờ đã là năm thứ 4 hoạt động thí điểm loại hình này rồi, giờ không còn gì phải tranh cãi mà phải khẳng định ngay rằng đây chắc chắn là loại hình dịch vụ vận tải. Xem xét về bản chất nền tảng công nghệ, thì các App gọi xe như hiện nay đang dùng trí tuệ nhân tạo để xác định vị trí và kết nối hành khách, quyết định mức giá vào thời điểm nào. Vậy thì bản chất nó chính là taxi thời công nghệ 4.0, loại hình này có lợi lớn cho xã hội, cho người dân, tôi khẳng định đây là taxi 4.0. Vậy những cái gì định giá tập trung như thế phải là taxi”: Ông Hùng nói.

Với tư cách cá nhân, ông Hùng đề nghị: “Tất cả những xe dưới 9 chỗ là taxi. Còn với những hộ dân, cá nhân có 1 xe thì chúng ta hỗ trợ họ theo đúng chủ trương của Nhà nước là chuyển đổi thành doanh nghiệp có lộ trình”.

APP gọi xe có đóng đủ 10% thuế VAT?

Trong phần đóng góp ý kiến ông Điểm đặt câu hỏi, thời gian rất dài vừa qua, các Cty kinh doanh App gọi xe + các chủ xe có đóng đầy đủ 10% thuế  VAT trên tổng doanh thu cho một cuốc của khách chưa?

Theo luật định, thì các Cty kinh doanh App gọi phải đóng 2%/tổng doanh thu 1 cuốc xe (nếu thu 20% doanh thu của chủ xe). Còn chủ xe phải đóng 8% / tổng doanh thu 1 cuốc xe.

Ông Điểm cho rằng, các nhà xe lợi dụng mác xe hợp đồng để kinh doanh không xuất hoá đơn, không xuất vé vận tải hành khách theo quy định của cơ quan Thuế. Vì vậy, nguy cơ Nhà nước thất thu thuế là rất cao.

Ông Điểm cũng kiến nghị, Tổng cục Thuế, Thanh tra Bộ Tài chính, cần có biện pháp, xác minh, làm rõ mặt trái của xe hợp đồng, làm rõ tiền thuế VAT mà người dân đã chi trả sau mỗi chuyến đi đang nằm ở đâu, nằm túi ai?.

Thực tế, có nhiều hội thảo và nhiều cơ quan ban ngành thừa nhận, xe dù - xe khách - xe taxi trá hình biến tướng từ xe hợp đồng mà ra nhằm đối phó các cơ quan Nhà nước và trốn hoặc không đóng thuế đầy đủ.

Bên cạnh đó, các Công ty Kinh doanh loại hình Taxi truyền thống như Vinasun, Mai Linh thì đều thực hiện đóng thuế VAT đúng quy định, dựa trên tổng doanh thu cước vận tải mỗi chuyến đi.

Ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT cũng nêu quan điểm: Hiện nay hoạt động xe hợp đồng khá lộn xộn. Mọi vấn đề lộn xộn của xe hợp đồng chính là đón trả khách nơi thành phố. Quy định pháp luật là thế nhưng doanh nghiệp lợi dụng để lách luật, để chạy và mục tiêu cuối cùng là tạo nên lợi nhuận. Mà lợi nhuận một trong những cái cơ bản nhất ở đây là trốn thuế thôi.

Ông Thọ cho rằng,  thực trạng xe hợp đồng hướng đến lợi nhuận nên bỏ đi quá nhiều các vấn đề kinh doanh an toàn, lành mạnh, gây hậu quả là một thị trường lộn xộn

Liên quan đến vấn đề Uber, Grab, ông Hùng cho rằng, nếu chỉ là cung cấp phần mềm thì là phần mềm thì thể hiện ở hợp đồng. Nhưng các đơn vị này lại tham gia điều tiết giá cả, tham gia vào thị trường vận tải hành khách… thì dứt khoát phải là  doanh nghiệp kinh doanh vận tải, đó là điều rõ ràng, rành mạch.

“Vì thế, sửa đổi Nghị định 86, chúng tôi đã ngồi lại nhiều lần để mổ xẻ. Chúng tôi đánh giá đây là thời kỳ quá độ. Vì thế chúng tôi đề nghị mọi người ủng hộ Bộ GTVT sẽ trình tuy chưa tuyệt đối nhưng đảm bảo 80% - 90% công tác quản lý của Nhà nước để dần dần đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau”, ông Hùng nói.

Nghiêm Lan

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024
Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định:  Nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định: Nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ

(Thanh tra) - Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định. Đơn vị đã thực hiện tốt việc tổ chức quản lý, chữa trị, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, tạo việc làm, lao động trị liệu cho người nghiện ma túy.

Đức Tài

11:04 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm