Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/12/2020 - 10:00
Các giải pháp được áp dụng đồng bộ để hướng tới mục tiêu đưa chất lượng GDNN đạt chuẩn của khu vực ASEAN và thế giới
Giáo dục nghề cho lao động nông thôn. Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ban hành hệ thống chuẩn đầu ra
Trong năm 2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tổ chức xây dựng, ban hành 180 chuẩn đầu ra của 90 nghề trọng điểm, đặc thù nâng tổng số lượng chuẩn đầu ra được ban hành lên 600 bộ ở 300 ngành, nghề. Việc xây dựng chuẩn đầu ra có sự gắn kết tốt giữa GDNN với doanh nghiệp nên doanh nghiệp đã tham gia tích cực hơn vào việc này. Ngoài ra, đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng ban hành chương trình, giáo trình 06 môn học chung; tổ chức xây dựng 12 bộ chương trình tiếng Anh chuyên ngành cho nhóm nghề cấp độ quốc tế.
Đồng thời, Tổng cục đã tham mưu cho Bộ LĐTBXH hoàn thành việc chuyển giao 34 bộ chương trình đào tạo cho 34 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế (12 bộ chương trình từ Úc và 22 bộ chương trình từ CHLB Đức) và đang tiến hành đào tạo thí điểm cho sinh viên trình độ cao đẳng, khi tốt nghiệp được cấp 02 bằng (bằng cao đẳng của Việt Nam và bằng của Úc hoặc Đức). Người học ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp được quốc tế công nhận còn có năng lực tiếng Anh thấp nhất đạt trình độ B1 đến B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu để tham gia thị trường lao động trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế hoặc có thể học liên thông lên trình độ đại học tại hệ thống các trường đại học của Úc, CHLB Đức.
Tiếp tục phối hợp với chuyên gia thí điểm xây dựng chương trình đào tạo tiếp cận năng lực theo tiêu chuẩn của Pháp, Bỉ, Hàn Quốc; thí điểm đào tạo theo mô hình “đào tạo nghề kép” của Đức, Thụy Sỹ...
Năm 2020, Tổng cục cũng đã hoàn thiện, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 60 nghề; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho 94 nghề trình độ cao đẳng, trung cấp; cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho 02 ngành nghề; xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý thiết bị cho 525 cán bộ, nhà giáo của các cơ sở GDNN. Tổng giai đoạn vừa qua, đã xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 173 nghề; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho 193 nghề trình độ cao đẳng, trung cấp.
Việc xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, danh mục thiết bị đào tạo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm và thí nghiệm đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực, phê duyệt dự án đầu tư mua sắm, từng bước thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDNN; các cơ sở GDNN có căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm, tránh việc đầu tư dàn trải, lãng phí và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
Phối hợp với GIZ tổ chức xây dựng và ban hành chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý lãnh đạo và kỹ năng dạy học cho người làm công tác đào tạo nghề của doanh nghiệp. Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho nhà giáo dạy các nghề trọng điểm, các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN tại CHLB Đức cho nhà giáo dạy 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. Bồi dưỡng kỹ năng nghề và tổ chức kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho 300 nhà giáo của 20 nghề; nghiệp vụ sư phạm trình độ sơ cấp cho 640 người dạy nghề tại doanh nghiệp; công nghệ mới cho 200 nhà giáo.
Để phát triển, chuẩn hóa cho đội ngũ nhà giáo GDNN, trong giai đoạn vừa qua đã hình thành được 45 khoa sư phạm GDNN tại các cơ sở GDNN, một số trường đại học và Viện nghiên cứu để triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cho đội ngũ nhà giáo GDNN. Tổ chức xây dựng 03 chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm GDNN theo năng lực thực hiện cho 03 cấp trình độ và tổ chức bồi dưỡng cho 2.080 nhà giáo. Phát triển 36 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng và ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho nhà giáo GDNN. Tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho 1.300 nhà giáo; nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành cho 860 nhà giáo dạy các nghề được đầu tư trọng điểm các cấp độ. Hoàn thành việc bồi dưỡng về đào tạo theo tín chỉ, biên soạn giáo án và tổ chức giảng dạy tích hợp, tổ chức đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện cho 15.000 nhà giáo. Xây dựng 10 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệ mới cho nhà giáo GDNN.
Ngoài ra trong chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN; nhà giáo giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn; đào tạo bồi dưỡng cho nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ đào tạo nghề của doanh nghiệp về kỹ năng dạy học, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng đào tạo tại doanh nghiệp, kiến thức giảng dạy về an toàn vệ sinh lao động...
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN: 100% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ đào tạo và khoảng 90% nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm; tỷ lệ nhà giáo đạt chuẩn kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành, tích hợp tăng từ 51% lên khoảng 60%; trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo được nâng cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy các chương trình nhận chuyển giao”.
Về đội ngũ cán bộ quản lý, đến hết năm 2020, cả nước có 20.754 cán bộ quản lý GDNN, trong đó có 1.565 cán bộ quản lý nhà nước (gồm 305 cán bộ thuộc các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội; 458 cán bộ của Phòng GDNN thuộc các Sở LĐTBXH, 801 cán bộ của Phòng LĐTBXH cấp huyện) và 19.189 cán bộ quản lý cơ sở GDNN (10.312 cán bộ quản lý trường cao đẳng, 5.169 cán bộ quản lý trường trung cấp và 3.708 cán bộ quản lý trung tâm GDNN). Giai đoạn 2016-2020 đã đào tạo, bồi dưỡng 6.950 lượt cán bộ quản lý cơ sở GDNN và 1.000 cán bộ quản lý nhà nước về GDNN.
Đối với công tác kiểm định chất lượng và phát triển kỹ năng nghề quốc gia, đã ban hành đầy đủ hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GDNN và hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo các cấp trình độ GDNN. Đồng thời hướng dẫn các cơ sở GDNN thực hiện tự đánh giá chất lượng hàng năm gửi các Sở LĐTBXH. Trình Bộ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng GDNN cho 04 tổ chức. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức cơ bản về bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở GDNN cho 800 người; đánh giá cho 89 người có nhu cầu cấp thẻ kiểm định viên chất lượng GDNN; cấp thẻ kiểm định viên chất lượng GDNN không qua đánh giá cho 57 người. Giai đoạn 2016-2020 đã đào tạo, bồi dưỡng, đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 1.800 kiểm định viên; tập huấn, bồi dưỡng về bảo đảm chất lượng GDNN cho 6.000 lượt người và cấp thẻ kiểm định viên không qua đánh giá cho 222 người. Đến nay, đã có 144 trường cao đẳng, trung cấp đã triển khai xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong nhà trường. Hoàn thành thí điểm thiết lập vận hành cơ chế đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo 20 nghề trọng điểm quốc gia. Trình Bộ phê duyệt Kế hoạch kiểm định chất lượng GDNN giai đoạn 2020 - 2025 (Quyết định số 496/QĐ-LĐTBXH ngày 05/5/2020).
Về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNNQG) và tổ chức đánh giá KNNQG: Thực hiện Luật Việc làm 2015, Tổng cục GDNN đã xây dựng và ban hành 193 bộ TCKNNQG, trong đó có 86 bộ TCKNNQG của nghề trọng điểm quốc gia; tham mưu trình Bộ thành lập 49 tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động gắn với đầu tư xây dựng các nghề trọng điểm ở các cơ sở GDNN, một số doanh nghiệp. Tổ chức thí điểm đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động ở 30 nghề và 5 nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Hoàn thành tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia năm 2020 cho 3.050 người lao động, giai đoạn vừa qua luỹ kế đánh giá cho 64.077 lượt lao động và cấp chứng chỉ KNNQG cho 55.549 người lao động đạt yêu cầu, tập trung vào các ngành, nghề có công việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng và những nghề nhiều lao động. Thí điểm thành lập mô hình hội đồng ngành để dự báo nhu cầu về kỹ năng nghề cho 02 lĩnh vực ngành nghề là du lịch và nông nghiệp. Tại các kỳ thi tay nghề ASEAN đều xếp vị trí thứ 2 - 4 toàn đoàn với nhiều thí sinh được huy chương vàng, bạc, đồng. Đặc biệt, tại các kỳ thi tay nghề Thế giới, kết quả của Đoàn Việt Nam ngày càng tiến bộ và tại kỳ thi lần thứ 45 năm 2019 đã đạt kết quả cao nhất từ trước tới nay với 01 Huy chương Bạc và 08 chứng chỉ xuất sắc.
Tổng cục GDNN đã tham mưu cho Bộ LĐTBXH phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lựa chọn, phê duyệt ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Hiện nay có 457 trường được lựa chọn các ngành nghề trọng điểm (398 trường công lập và 59 trường ngoài công lập) với 1.734 lượt ngành, nghề trọng điểm (trong đó 443 lượt ngành, nghề cấp độ Quốc tế; 334 lượt ngành, nghề cấp độ Khu vực ASEAN và 957 lượt ngành, nghề cấp độ Quốc gia) ở 207 ngành, nghề. Các ngành, nghề được lựa chọn là ngành, nghề có nhu cầu nhân lực lớn phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực có tay nghề của ngành, địa phương, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, cạnh tranh quốc gia và gắn với thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế trong xu thế hội nhập hiện nay và ngành, nghề cần được duy trì, bảo tồn hoặc khó thực hiện xã hội hóa .
Đã hỗ trợ đầu tư tập trung đồng bộ cho các trường chất lượng cao và các nghề trọng điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của các cơ sở GDNN cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo, trong đó đối với một số nghề đầu tư trọng điểm thì trên 80% thiết bị được đầu tư tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh theo danh mục thiết bị đào tạo, đảm bảo tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu số giờ thực hành, thực tập theo quy định. Đặc biệt là những trường được lựa chọn đầu tư các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN tham gia đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình được chuyển giao từ nươc ngoài (12 nghề chuyển giao từ Úc và 22 nghề chuyển giao từ Đức) thiết bị đào tạo được đầu tư theo hướng hiện đại hóa, được các tổ chức kiểm định có uy tín trên thế giới đánh giá đủ điều kiện để đào tạo theo các bộ chương trình được chuyển giao.
Hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”, theo đó chú trọng tới phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ đầu tư cho các trường được lựa chọn để đạt tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao; đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường cao đẳng khác được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.
Liên Liên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC