Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 19/09/2014 - 06:35
(Thanh tra)- Nhiều dấu hiệu thiếu minh bạch trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Sơn Đông đang làm giảm tiến độ so với lộ trình đề ra, khiến dư luận bức xúc.
Chợ nông thôn tại xã Sơn Đông xây xong móng rồi “đắp chiếu”. Ảnh: Trần Quý
Khó đạt lộ trình đề ra
Theo lộ trình, đến hết năm 2014, xã Sơn Đông là xã đầu tiên đại diện cho thị xã Sơn Tây hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Thế nhưng, đến trung tuần tháng 9 này, xã mới đạt được 13/19 tiêu chí. Theo nhận định của người dân, từ nay đến hạn về đích chỉ còn hơn 3 tháng, với tiến độ này thì khó đạt được lộ trình đề ra.
Nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ, theo ông Nguyễn Long Giang, Chủ tịch UBND xã Sơn Đông, Trưởng Ban Quản lý xây dựng NTM là do thiếu nguồn vốn và trong quá trình xây dựng NTM có một số vụ việc phát sinh.
Đến thời điểm này, xã còn lại 6 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Tiêu chí trường học, mới đạt 2/4 điểm; cơ sở vật chất văn hóa, mới đạt 2/4 điểm; chợ nông thôn, mới đạt 0,5/2 điểm; thủy lợi, mới đạt 3/4 điểm; tỷ lệ hộ nghèo, mới đạt 3/5 điểm và tiêu chí giao thông, mới cơ bản đạt. Từ nay đến hết năm 2014, xã cố gắng hoàn thành 4 tiêu chí, còn 2 tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo và chợ nông thôn không thể về đích. Đối với tiêu chí hộ nghèo, hiện xã còn 142/3.600 hộ nghèo, chiếm khoảng 4,2%. Đến hết năm 2014, xã cố gắng giảm 36 hộ, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 3,15%. Đối với tiêu chí chợ nông thôn, hiện mới xây được móng và một số công trình ngầm, công trình phụ rồi dừng lại do chưa có vốn.
Theo ghi nhận của phóng viên, người dân xã Sơn Đông rất đồng tình và tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM. Tính đến nay, người dân đã đóng góp bằng nhiều hình thức (tiền mặt, công lao động, hiến đất…) trị giá gần 4 tỷ đồng, trong đó người dân hiến 4.000m2 đất các loại. Tại thời điểm này, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã đang tích cực chỉ đạo nhà thầu và các tiểu ban của 18 thôn xây dựng mới nhà vệ sinh và mua trang thiết bị (bàn ghế, tivi, loa đài…).
Thiếu minh bạch
Theo phản ánh của người dân, tại các gói thầu xây dựng mới nhà vệ sinh, mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa các thôn có dấu hiệu thiếu minh bạch. Một cán bộ xã - Đại biểu HĐND xã (xin được giấu tên) cho biết, gói thầu xây dựng mới nhà vệ sinh, mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa các thôn trị giá trên 8,9 tỷ đồng bị xé lẻ thành 3 gói để xã chỉ định thầu; phê duyệt giá mua trang thiết bị cao gấp nhiều lần so với thực tế. Ví dụ: Ghế Hòa Phát - Xuân Hòa khung thép, xã Sơn Đông duyệt giá mua 480.000 đồng/chiếc, trong khi người dân mua có 250.000 đồng/chiếc; tivi Toshiba 40 inch xã Sơn Đông duyệt giá mua 14,5 triệu đồng/chiếc, trong khi giá chào bán công khai ở các trung tâm điện máy tại Hà Nội chưa tới 10 triệu đồng/chiếc. Chưa hết, xã duyệt giá mua tivi Toshiba 40 inch thì nhà thầu lại đưa tivi Toshiba 39 inch về giao cho các thôn.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Long Giang thừa nhận, những thông tin người dân phản ánh là có. Theo ông Giang, việc “xé lẻ” thành 3 gói thầu là để chạy đua với thời gian cũng như dễ quản lý! Đối với giá duyệt mua trang thiết bị cao hơn so với hiện nay là vì đơn giá được duyệt từ tháng 11/2013. Việc nhà thầu đưa “nhầm” tivi, sau khi bị dân phát hiện, nhà thầu đã đổi lại đúng chủng loại.
Theo quy định hiện hành, trước ngày 1/7/2014, gói thầu có giá trị trên 5 tỷ đồng thì phải đấu thầu công khai; gói thầu trị giá trên 3 tỷ đồng thì cấp thị xã, quận, huyện phê duyệt, còn gói thầu dưới 3 tỷ đồng thì cấp xã có quyền phê duyệt. Việc xã Sơn Đông xé lẻ từ 1 thành 3 cũng là điều “dễ hiểu” và người dân “dị nghị” là có cơ sở.
Đối với thẩm định giá, theo quy định hiện hành, sau 3 tháng lại phải thẩm định lại giá một lần, câu hỏi đặt ra: Tại sao khi có vốn, tháng 6/2014, UBND xã Sơn Đông không thẩm định lại giá mà vẫn lấy theo giá đã được thẩm định trước đó 7 tháng, trong khi giá được thẩm định trước đó 7 tháng vẫn không sát với giá thị trường lúc bấy giờ? Nếu người dân không phát hiện ra liệu chủ đầu tư (UBND xã Sơn Đông) và nhà thầu có “tự giác” thanh toán đúng với giá thực mua?
Trả lời câu hỏi của phóng viên về hình thức thanh toán gói thầu xây dựng mới nhà vệ sinh và mua sắm trang thiết bị các nhà văn hóa tại xã Sơn Đông, ông Đoàn Văn Tuệ, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Xây dựng thương mại Quảng Đông, đơn vị được UBND xã chỉ định trúng thầu cho biết, công ty sẽ thanh toán theo giá thị trường hiện hành + VAT + tiền công lắp đặt. Nghĩa là không thanh toán 1 chiếc ghế Hòa Phát - Xuân Hòa 480 nghìn đồng như đơn giá được duyệt mà chỉ thanh toán 250 nghìn đồng với giá mua thực.
Với những dấu hiệu thiếu minh bạch được phát hiện trên, người dân xã Sơn Đông có quyền đặt câu hỏi: Liệu việc dồn điền đổi thửa; các gói thầu mua sắm trang thiết bị cho UBND xã trị giá trên 1,9 tỷ đồng; gói thầu mua sắm trang thiết bị cho trường mầm non trị giá trên 1,4 tỷ đồng; gói thầu mua sắm trang thiết bị trạm y tế; gói thầu mua sắm trang thiết bị loa truyền thanh; gói thầu xây dựng nhà Hậu cung Đền Măng Sơn trị giá trên 4,9 tỷ đồng trước đây có được thực hiện đúng quy định pháp luật?
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà