Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Nghịch lý gia đình”, trẻ em bị bạo hành nhiều nhất bởi người thân

Thứ ba, 22/02/2022 - 18:48

(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID -19, cách ly và giãn cách xã hội, trẻ em không được đến trường mà chủ yếu học tập ở nhà. Do vậy, các vụ bạo hành chủ yếu xảy ra trong gia đình.

"Chúng ta cần phải nói thẳng với nhau, đối với trẻ em không cái gì bằng sự chăm sóc của gia đình. Bởi vì gia đình là cái trên hết, trước hết đối với trẻ em. Chỉ khi nào gia đình không đảm bảo mới thực hiện các phương án khác", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh. Ảnh: Đ.X

Ngày 22/2, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Ủy ban Xã hội và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thực hiện phiên giải trình về tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em.

Gia đình là nơi trẻ bị bạo hành nhiều nhất trong năm 2021

Báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, tình hình xâm hại trẻ em năm 2021 dù giảm 1,6% số vụ xâm hại nhưng diễn biến phức tạp.

Đặc biệt, xảy ra một số vụ đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội như vụ mẹ đẻ bạo hành con gái 6 tuổi ở tỉnh Hải Dương; vụ bé gái 8 tuổi bị “người tình” của bố bạo lực ở TP HCM dẫn tới tử vong; vụ bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị “cha dượng” bạo hành, đóng đinh vào đầu…

Theo báo cáo của Tổng đài 111, năm 2021, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 72,84% tăng 5,3% so với năm 2020.

Đại biểu Lương Văn Huy chỉ ra nghịch lý, gia đình phải là nơi an toàn nhất đối với trẻ em nhưng trong năm 2021, lại nhiều vụ bạo hành trẻ em từ trong gia đình.

Chung mối quan tâm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp chất vấn, con số trẻ em bị bạo lực bởi người chân chiếm 72,84% đã đúng tình hình chưa, hay chỉ là những vụ phát hiện được, phần còn lại là “chìm” chưa phát hiện được?

Trả lời, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, những năm trước đây bạo lực, xâm hại trẻ em ở xã hội, nhà trường nhiều hơn. Nhưng năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID -19, cách ly và giãn cách xã hội các em không được đến trường mà chủ yếu học tập ở nhà. Do vậy, các vụ bạo hành chủ yếu xảy ra trong gia đình.

“Số liệu là dựa trên báo cáo của các cơ quan chức năng và Tổng đài 111. Nhưng theo quan điểm cá nhân có thể thực tế còn cao hơn nữa vì nhiều trường hợp chưa phát hiện được và chưa biết”, ông Dung nói.

Theo báo cáo của Bộ Công an, trong năm 2021, trên toàn quốc phát hiện xảy ra 1.914 vụ xâm hại trẻ em, với 2.198 đối tượng, xâm hại 1.987 em, giảm 31 vụ so với năm 2020, song tại 19 tỉnh số vụ lại tăng trên 15% số vụ và 15 tỉnh, thành phố số vụ tăng dưới 15%. 

Với trẻ em không cái gì bằng sự chăm sóc của gia đình

Theo đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh), pháp luật có chế tài như hạn chế quyền nuôi con trước hành vi xâm hại của cha, mẹ nhưng thực tế ít áp dụng. Nữ đại biểu hỏi, vậy có rào cản nào trong thực thi pháp luật hay không?

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Dung cho biết, theo Luật Hôn nhân và Gia đình, khi vợ chồng ly hôn sẽ thực hiện theo nguyên tắc cơ bản đó là ai chăm sóc tốt nhất cho trẻ em sẽ được ưu tiên; trên cơ sở trao đổi và thỏa thuận giữa 2 bên.

Trên thực tiễn nhiều vụ bạo lực đối với trẻ em xảy ra sau khi các cặp vợ chồng ly hôn. Cụ thể, 2 vụ việc gần đây nhất ở Hà Nội và TP HCM đều liên quan đến người tình của bố, mẹ các em.

“Tòa căn cứ chủ yếu vào sự thỏa thuận và điều kiện cụ thể lúc ly hôn. Vì vậy, những vụ việc vừa qua thì khó có thể biết được hậu quả tiếp theo nó diễn ra như thế nào”, ông Dung cho hay.

Các đại biểu Quốc hội tại phiên giải trình về tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em. Ảnh: Đ.X

Tư lệnh ngành Lao động Thương binh và Xã hội cho thay, với các nước họ cũng áp dụng hai điều kiện trên để bố hoặc mẹ được chăm sóc trẻ em sau khi ly hôn. Nhưng nếu thấy cả bố và mẹ không đảm bảo chăm sóc trẻ em thì họ tách quyền trẻ em ra để có cơ quan giám hộ.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa làm được điều này. Do vậy, theo Bộ trưởng, đã đến lúc chúng ta phải "suy nghĩ đến việc này".

“Về nguyên tắc, tôi thấy đã đến lúc chúng ta phải học của các nước. Còn học bằng cách nào, có thể là giám hộ hay đưa và các cơ sở của nhà nước bảo trợ, nuôi dưỡng thì đấy là vấn đề cần phải bàn. Chúng ta cần phải nói thẳng với nhau, đối với trẻ em không cái gì bằng sự chăm sóc của gia đình. Bởi vì gia đình là cái trên hết, trước hết đối với trẻ em. Chỉ khi nào gia đình không đảm bảo mới thực hiện các phương án khác!", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Chưa bao giờ lực lượng làm công tác trẻ em ít như hiện nay

Trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Minh Ánh về lực lượng công tác chăm sóc trẻ em, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ, "có lẽ chưa bao giờ lực lượng làm công tác trẻ em ít và mỏng như hiện nay!”.

Theo ông Dung, đội ngũ làm chuyên trách ở cơ quan cấp Nhà nước chỉ có Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh Xã hội). Ở tỉnh có Phòng trẻ em nhưng chỉ có vài nhân sự, huyện thì không có, còn ở cấp xã cũng không có lực lượng chuyên trách về trẻ em.

Vì vậy nên vừa qua các địa phương đã thành lập tổ công tác trẻ em, hội đồng công tác trẻ em, do một lãnh đạo địa phương quản lý.

Làm rõ vấn đề tăng biên chế làm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đây là việc khó vì liên quan đến các quy định về biên chế. Theo ông, cách làm phù hợp trong điều kiện hiện nay là tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan, cùng đó là giao trách nhiệm cho một cơ quan chủ trì và quy trách nhiệm cho người đứng đầu.

Vẫn có người coi chuyện đánh con là quyền của cha, mẹ Phát biểu tại phiên giải trình, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong những năm qua việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống bạo lực trẻ em đã đạt được những kết quả tích cực. Việc xử lý tin báo tố giác về các hành vi vi phạm pháp luật và các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với các trẻ em có nguy cơ bị bạo lực và bị bạo lực được chú trọng hơn. Các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em cơ bản được xử lý kịp thời và nghiêm minh…  Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Đ.X “Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua gây tổn thất nặng nề. Việc hạn chế đi lại, cách ly xã hội và những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh đi kèm với áp lực kinh tế, đời sống khó khăn tăng lên đối với các gia đình, dẫn đến bạo lực gia tăng đối với phụ nữ và trẻ em”, Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ. Theo ông Trần Thanh Mẫn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trẻ em như nhận thức của gia đình, cộng đồng dân cư về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” khiến có người coi chuyện đánh con là quyền của cha mẹ.  Cạnh đó, pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe những người có hành vi bạo lực… “Thời gian qua, dư luận xã hội rất bức xúc và đau lòng khi các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về các vụ việc bạo hành trẻ em gây hậu quả rất nghiêm trọng. Báo cáo của các cơ quan gửi tới Quốc hội cho thấy các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em tuy đã giảm nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn ở mức cao. Điều đó cho thấy, những việc chúng ta đã và đang thực hiện chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vẫn là chưa đủ", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...

Văn Thanh

12:44 22/11/2024
Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.

Trần Trung

11:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm