Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngày Khoa học và Công nghệ 2019: Nhiều công trình khoa học góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội

Thứ sáu, 17/05/2019 - 10:45

(Thanh tra)- Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tại buổi “Gặp mặt trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019” vừa được Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.

Nhiều công trình khoa học góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh minh họa

Coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cho biết, những năm qua, nhiều chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ trí thức đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Đảng, Nhà nước luôn coi khoa học và công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu, luôn quan tâm đầu tư và đặt nhiều kì vọng vào đội ngũ trí thức, đội ngũ KH&CN. Nhiều cơ chế chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học được Đảng và Nhà nước ban hành, thực thi đem lại hiệu quả tốt góp phần thu hút các đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài.

Nhiều công trình khoa học đã góp phần quan trọng thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, khoa học xã hội đã để lại nhiều dấu ấn trong tiến trình của đất nước, trong đời sống xã hội và góp phần vào sự phát triển của khoa học thế giới.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước đều khẳng định, KH&CN là quốc sách hàng đầu. Để thúc đẩy KH&CN phát triển hơn nữa trong thời gian tới, cần có chính sách để các doanh nghiệp thấy được lợi ích khi đầu tư cho KH&CN; Tiếp tục khai thông, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế quản lý thu chi trong khoa học; Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cơ chế tự chủ trong các trường đại học, đưa các trường đại học trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn.

Đồng quan điểm, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho rằng, trong thời gian qua, nhiều chủ trương của Đảng và Chính phủ luôn trân trọng người tài và đội ngũ tri thức khoa học như một tiềm năng vô giá của đất nước. Đầu tư cho con người, cho chất xám cũng như chính sách đãi ngộ người tài là đầu tư chiến lược cho sự phát triển thịnh vượng và phát triển bền vững của đất nước.    .

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định: Các nhà khoa học Việt Nam, bằng trí tuệ, tài năng và lao động sáng tạo nghiêm túc của mình đã đóng góp cho đất nước nhiều thành quả KH&CN có giá trị. Nhiều tập thể khoa học đã mạnh dạn theo đuổi các hướng nghiên cứu mới đạt trình độ quốc tế, nhiều cán bộ khoa học trẻ người Việt đã sớm có uy tín trên các diễn đàn khoa học khu vực và thế giới. KH&CN đã có đóng góp thiết thực hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực được rút ngắn đáng kể trong xếp hạng năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu và ở một số lĩnh vực KH&CN có thế mạnh. Có được kết quả đáng tự hào đó là nhờ vào phần đóng góp quan trọng của các nhà khoa học, các trí thức tiêu biểu.

Đầu tư đội ngũ các nhà khoa học

Các nhà khoa học đã chia sẻ những suy nghĩ về thách thức đang đặt ra trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và bắt nhịp với làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những vấn đề có ý nghĩa sống còn với mục tiêu phát triển bền vững tới đây được đặt ra.

Trong đó, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế xã hội và Nhà nước đã có quan điểm, chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu nhưng đây thực sự là vấn đề phức tạp mà chưa được nghiên cứu đầy đủ ở từng khía cạnh, từ hiện tượng cho tới nguyên nhân, cơ chế tác động.

“Không có nghiên cứu thì không đưa ra giải pháp cụ thể được, còn nếu chỉ thực hiện, ứng phó theo suy nghĩ chủ quan thì lợi bất cập hại”, GS.TS Nguyễn Đức Ngữ, Trung tâm Khoa học, Công nghệ Khí tượng, Thủy văn và Môi trường nói.

Mặt khác, quá trình phát triển của đất nước gắn liền với công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhưng quá trình này đang diễn ra quá nhanh, đặt các nhà khoa học trước yêu cầu phải nghiên cứu, đưa ra những quy hoạch, gợi ý chính sách quản lý phù hợp.

Theo GS. KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Việt Nam đang là nước đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á, nhưng dường như quy hoạch và quản lý đô thị chưa bắt nhịp được với tốc độ phát triển bùng nổ của đô thị. “Quá nhiều vấn đề như kẹt xe, ngập nước…cho đến các vấn đề xã hội như người nghèo đô thị, các khu ổ chuột... Tất cả điều đó nói lên bất cập trong quá trình quản lý và phát triển đô thị”. Khi những vấn đề này còn chưa được giải quyết ổn thỏa thì Việt Nam lại đứng trước yêu cầu xây dựng những loại hình đô thị mới như đô thị thông minh, đô thị xanh, và đặc biệt là đô thị ứng phó với nguy cơ biến đổi khí hậu. Vậy thì công tác quy hoạch cần phải làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu phát triển? Điều đó cần đến sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều ngành.

Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng sẽ không chờ đợi một nước nào. Cuộc chuyển đổi số tới đây “sẽ tác động tới mọi khía cạnh của đời sống, từ thể chế, luật pháp, cho tới đạo đức”, theo PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017, Mc Kinsey dự báo có khoảng 400 - 800 triệu người sẽ mất việc bởi chuyển đổi số.

Trong ngắn hạn, thị trường lao động sẽ ảnh hưởng, nhưng về lâu dài, quá trình chuyển đổi số sẽ dẫn tới sự chuyển đổi nghề nghiệp. “Vậy làm thế nào công cuộc chuyển đổi nghề nghiệp này thành công? Câu trả lời ở chính sách đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cho nhân lực trình độ cao có khả năng dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số”. Theo PGS.TS Tạ Hải Tùng, đã đến lúc cần có một sự đầu tư căn cơ về nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, mà các trường đại học chính là hạt nhân then chốt cho sự chuẩn bị này. Để thực hiện được các vai trò chuẩn bị đó, các trường đại học rất cần sự hỗ trợ và đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp.

Cùng quan điểm về chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đề nghị để ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại và bền vững, nhà nước cần có chính sách phát triển KH&CN trong nông nghiệp theo tinh thần "thực học, thực hành, thực danh, thực nghiệm” và cần có chính sách gắn đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho rằng, sự quan tâm đầu tư cho KH&CN vẫn chưa tương xứng với những kỳ vọng rằng KH&CN phải trở thành động lực cho sự phát triển. "Vì vậy, muốn làm được nhiều hơn chúng ta phải đầu tư, phải đào tạo đội ngũ khoa học" GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nói.

Bảo Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm