Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngán ngẩm dự án tái định cư

Thứ ba, 10/12/2013 - 07:20

(Thanh tra)- Cách đây 3 năm, chính quyền huyện biên giới Đắk Glei, tỉnh Kon Tum đầu tư 145 tỷ đồng xây dựng các khu tái định cư (TĐC) nhằm di dời đồng bào dân tộc thiểu số ra khỏi vùng sạt lở. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, người dân vẫn không chịu ở trong những ngôi nhà mới, vì nhiều hạng mục chưa sử dụng đã hư hỏng, không bảo đảm an toàn.

Những ngôi nhà TĐC tại huyện Đắk Glei được xây trên đồi cao, rất chông chênh với gió bão, thiên tai. Ảnh: Trung Đức

Vào thời điểm quý III/2010, UBND tỉnh Kon Tum đã quyết định xây dựng 5 điểm TĐC cho 268 hộ dân (với 1.064 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) trên địa bàn huyện Đắk Glei, nhằm sắp xếp ổn định nơi ăn ở cho dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn. UBND tỉnh Kon Tum giao dự án cho UBND huyện Đắk Glei làm chủ đầu tư. 

Chúng tôi có mặt ở vùng biên giới khu vực Bắc Tây Nguyên vào thời điểm tháng 12 này. Đến nay, với số tiền đầu tư 21 tỷ đồng, nhưng khu TĐC cho 109 hộ phải di dời khẩn cấp ở làng Kon Riêng, xã Đắk Choong vẫn là công trường ngổn ngang vật liệu, những ngôi nhà xây xong đã nứt tường, hư hỏng. Nhiều hộ dân vẫn ở chỗ cũ không dám đến sinh sống vì khu TĐC không bảo đảm an toàn, bệ rạc. Nhìn từ xa, những ngôi nhà tái định cư lúp xúp như những trái nấm chỏng chơ trên đồi cao, gió thổi lồng lộng. Bất cập của việc quy hoạch địa điểm TĐC là các ngôi nhà cấp 4 nằm trên đỉnh đồi nhưng lại không có bờ kè gia cố, chống sạt lở. Sau những trận mưa lớn từ các cơn bão số 14, 15 vừa qua, đất bị xói mòn, lở từng mảng lớn, nhiều ngôi nhà chỉ còn cách mép sạt lở 10 - 15m. 

Chị Y Tốc (20 tuổi), người dân xã Đắk Choong cho biết: “Ở đây có hộ đã chuyển đến 2 năm, có hộ mới hơn 1 năm nhưng vẫn chưa được sử dụng điện. Nước sinh hoạt thì lúc có lúc không. Mọi người ở đây phải chung tiền lại mua đường dây để bắt điện từ làng khác sang thì mới có để sử dụng”.

Tại một khu TĐC khác ở xã biên giới Đắk Pét, với kinh phí đầu tư 16 tỷ đồng (được triển khai xây dựng từ năm 2011), hiện chỉ có 36/87 hộ đồng bào dân tộc thiểu số chịu đến ở. Người dân cho hay, ngoài việc chưa có nguồn nước và điện sinh hoạt, việc bố trí khu TĐC xa nơi sản xuất nên dân không chịu di dời.

Đề cập về những bất cập của những khu tái định cư trên địa bàn, ông A Nhảy, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đắk Choong , cho hay, đã đề nghị UBND huyện Đắk Glei nhanh chóng chỉ đạo cơ quan chức năng sớm hoàn thành, ổn định mạng lưới điện và nguồn nước sinh hoạt, đồng thời sớm triển khai xây kè chống sạt lở để dân an tâm sinh sống và sản xuất.


Còn ông Trịnh Xuân Lộc,  Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glei cho biết, 5 điểm được bố trí TĐC trên địa bàn huyện là các làng Kon Riêng, Đông Thượng, Đắk Đoát, Nông Nây, Đắk Sút của xã Đắk Choong và xã Đắk Pét. Mỗi hộ gia đình nằm trong chương trình TĐC được hỗ trợ 20 triệu đồng để xây dựng cuộc sống bước đầu tại nơi ở mới. Ưu đãi như vậy, nhưng người dân không chịu vào vì thiếu an toàn và điều kiện sinh sống ở mức rất… tối thiểu. 

Việc di dời dân ra khỏi điểm sạt lở nhưng lại bố trí đến nơi có dấu hiệu bất an hơn, rõ ràng là điều bất cập trong việc quy hoạch khu TĐC của huyện biên giới Đắk Glei.

Trung Đức

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm