Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Chủ nhật, 12/09/2021 - 16:35
(Thanh tra)- Trong những năm qua, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng. Mạng lưới, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế cũng như chất lượng khám, chữa bệnh ở vùng DTTS đã có những chuyển biến tích cực.
Cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT vùng DTTS. Ảnh: Thúy Nga
Theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), từ ngày 1/12/2018, đồng bào DTTS sống tại địa bàn khó khăn được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Nhờ đó, tỷ lệ người DTTS có thẻ BHYT trong những năm gần đây luôn đạt mức cao, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2016 có 91% người DTTS có thẻ BHYT thì đến nay, con số này là hơn 96%.
Đánh giá của Bộ Y tế cho thấy, những năm qua, việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của người tham gia BHYT ngày càng thuận lợi, nhất là từ năm 2015. Đối tượng người DTTS sinh sống ở vùng khó khăn, người sống ở xã đảo, huyện đảo khi khám chữa bệnh trái tuyến tại tuyến tỉnh, tuyến Trung ương được hưởng đầy đủ quyền lợi. Từ năm 2016 người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến tại các cơ sở tuyến xã, tuyến huyện trong tỉnh và bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc được hưởng quyền lợi như khám chữa bệnh đúng tuyến.
Một báo cáo mới đây của Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Vụ DTTS, Ủy ban Dân tộc, cho thấy, tỷ lệ người DTTS tham gia BHYT đạt tỷ lệ cao, trong đó không có sự khác biệt giữa nam và nữ…
Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, đến nay, vùng DTTS và miền núi có 99,5% số xã có trạm y tế, trong đó 83,5% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (tăng gấp hai lần so với năm 2015); 77,2% số trạm y tế có bác sĩ. Sau 9 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh, thời gian qua, đã có sự ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế; bố trí kinh phí mua thẻ BHYT miễn phí cho đồng bào DTTS.
Tại một số địa phương, 100% người dân đồng bào DTTS có thẻ BHYT. Với mức hỗ trợ đóng hoàn toàn từ ngân sách Nhà nước, thì việc có thẻ BHYT là điều kiện cần thiết để người dân là đối tượng chính sách, đối tượng khó khăn có thể tiếp cận được với dịch vụ y tế công.
Ngoài ra, đã có sự tạo điều kiện cho đồng bào được khám, chữa bệnh ở tất cả cơ sở y tế ở các địa bàn và được Quỹ BHYT chi trả chi phí. Nguồn nhân lực khám, chữa bệnh cho đồng bào DTTS ngày càng được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Các cơ sở y tế quân - dân y tích cực khám, chữa bệnh cho nhân dân. Chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS sinh con đúng chính sách, chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản (kiêm thêm nhiệm vụ cô đỡ thôn, bản) đã được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần phát huy vai trò cầu nối giữa y tế xã với người dân.
Đáng lưu ý, để tạo thuận lợi nhất cho bệnh nhân, nhất là đồng bào DTTS, bảo hiểm xã hội các tỉnh đã ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với nhiều cơ sở y tế. Tổ chức khám chữa bệnh BHYT từ tuyến xã, huyện, tỉnh với các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực có hoạt động lồng ghép với trạm y tế, bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa tuyến huyện và phòng khám bảo vệ sức khỏe cán bộ. Đồng thời, thực hiện thông tuyến khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS được khám chữa bệnh ở mọi cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện trong tỉnh mà không phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến.
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe và BHYT cho đồng bào DTTS vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Hiện tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân còn thấp, vẫn còn tình trạng thiếu cán bộ y tế có chuyên môn sâu, cán bộ người địa phương; cơ sở vật chất y tế ở vùng DTTS, miền núi còn thiếu.
Ngoài ra, dù kết quả cấp thẻ BHYT miễn phí đạt tỷ lệ cao nhưng số lượt người khám, chữa bệnh, cũng như chất lượng khám, chữa bệnh ở cơ sở vùng DTTS và miền núi chưa thật sự hiệu quả.
Để phát triển BHYT đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng không chỉ đơn thuần là mở rộng đối tượng tham gia BHYT, mà vấn đề quan trọng là cần huy động được nguồn lực cho BHYT, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám chữa bệnh BHYT vùng đồng bào DTTS, giúp đồng bào được thụ hưởng đầy đủ quyền được khám chữa bệnh và các chính sách theo quy định của Luật BHYT.
Song song với đó là tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến về quyền và lợi ích khi khám chữa bệnh BHYT cho đồng bào. Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế ở tuyến cơ sở bảo đảm đủ về số lượng, tốt về chất lượng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình