Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 08/01/2025 - 22:43
(Thanh tra) - Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm cho biết, trong năm 2024 hoạt động hậu kiểm về an toàn thực phẩm được triển khai từ Trung ương đến địa phương, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm với nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo đúng pháp luật, công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân có thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn.
Cơ quan chức năng kiểm tra an toàn thực phẩm. Ảnh: IT
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Công an, trong năm 2024 Bộ Y tế đã kiểm tra 354.820 cơ sở, phát hiện 22.073 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm; đã xử lý 9.043 cơ sở, trong đó phạt tiền 6.658 cơ sở với số tiền phạt hơn 33.53 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện thanh tra 16.182 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thuỷ sản, xử phạt hành chính 1.359 cơ sở (8,4%) với tổng số tiền xử phạt là 15,826 tỷ đồng.
Bộ Công Thương (lực lượng quản lý thị trường) trong 10 tháng năm 2024 đã kiểm tra 9.677 vụ, số vụ xử lý 7.690 vụ; số tiền phạt hơn 50.1 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy gần 53.5 tỷ đồng.
Bộ Công an phát hiện, xử lý 8.959 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm với 8.978 đối tượng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, trong đó 8.490 cá nhân và 488 tổ chức. Khởi tố 62 vụ, 97 bị can, trong đó tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm 43 vụ, chiếm 69,3 %; tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm 9 vụ; các tội khác liên quan đến thực phẩm 10 vụ.
Qua đó, xử phạt vi phạm hành chính 8.374 vụ với 7.949 cá nhân, 517 tổ chức; tổng tiền phạt vi phạm hành chính là 36 tỷ 105,8 triệu đồng.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tại Kế hoạch hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2025, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm yêu cầu công tác hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm… Các hoạt động hậu kiểm phải được thực hiện thường xuyên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm yêu cầu hậu kiểm hồ sơ tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, đánh giá nội dung ghi nhãn và kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn đối với cơ sở tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, các quy chuẩn, tiêu chuânr, quy định pháp luật cơ sở công bố áp dụng.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác hậu kiểm về quảng cáo thực phẩm đặc biệt quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ trên các báo đài; trên Internet và môi trường mạng; lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ thuộc các nhóm sản phẩm; hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng cân, giảm cân…
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm yêu cầu tránh chồng chéo trong hoạt động hậu kiểm. Việc triển khai hậu kiểm của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương theo trách nhiệm quản lý đối với sản phẩm/nhóm sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ.
Đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở len thì cơ quan quản lý chuyên ngành nào thực hiện thủ tục hành chính/tiếp nhận bản tự công bố thì cơ quan đó chịu trách nhiệm hậu kiểm.
“Hoạt động hậu kiểm phải bảo đảm phù hợp tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tiến hành hậu kiểm không gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra”, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm lưu ý.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần và tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước chuẩn bị chu đáo để đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân. Cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, các doanh nghiệp đã thể hiện rõ sự chủ động và tinh thần trách nhiệm trong việc dự trữ và cung cấp hàng hóa.
Chính Bình
(Thanh tra) - Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm cho biết, trong năm 2024 hoạt động hậu kiểm về an toàn thực phẩm được triển khai từ Trung ương đến địa phương, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm với nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo đúng pháp luật, công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân có thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn.
Phương Anh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Quang Dân
Chính Bình
Trần Quý
CB
Chính Bình
Chính Bình
Thu Huyền
Mai Lê
Trần Quý
Nguyễn Điểm