Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Một miền phên giậu thắm xanh

Hải Phong

Thứ bảy, 20/08/2022 - 21:05

(Thanh tra) - Huyện Anh Sơn là nằm phía Tây của tỉnh Nghệ An. Anh Sơn được biết đến là một vùng núi có thời tiết khắc nghiệt, đời sống đồng bào còn rất khó khăn. Trước tình hình đó, chính quyền các cấp đã nỗ lực tìm các giải pháp để nâng cao dân trí, phát triển hạ tầng nhằm đưa cuộc sống của những người dân thoát nghèo.

Chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho đồng bào. Ảnh: Hải Phong

Những năm qua, đồng bào ở Anh Sơn không chỉ tham gia phát triển kinh tế mà còn cùng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc vùng biên giới của Tổ quốc.

Đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống

Huyện Anh Sơn có 2.100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, 8.533 khẩu chiếm tỷ lệ 7,2% dân số toàn huyện, phân bố trên địa bàn 8 xã, có 19 thôn bản, 1 xã biên giới với 5,6 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào (huyện Xay Chăm Pon, tỉnh Bolykhămsay).

Là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế, nên trước đây, Anh Sơn thường xảy ra những bất ổn về tình hình an ninh trật tự. Để khắc phục tình trạng này, huyện luôn chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Huyện thường xuyên tổ chức tuần tra đường biên, cột mốc, đảm bảo an toàn chủ quyền biên giới lãnh thổ; phát huy vai trò công tác dân vận trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân...

Ngoài công tác tuyên truyền, huyện đã phối hợp bồi dưỡng, xây dựng nhân tố cốt cán, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng. Xây dựng khu dân cư làm nòng cốt trong các phong trào quần chúng, không để các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề dân chủ, tôn giáo để kích động, xúi giục người dân tham gia tuyên truyền đạo trái pháp luật…

Lãnh đạo huyện Anh Sơn cho biết, xác định thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, huyện Anh Sơn đã từng bước cụ thể hóa và vận dụng linh hoạt các chính sách vào thực tiễn.

Cùng với đó là đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương, nhất là việc tổ chức thực hiện Đề án số 02 -ĐA/TU, ngày 10/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”.

Từ việc chủ động vào cuộc này, thời gian qua huyện luôn hướng đến mục tiêu xây dựng thế trận lòng dân để giữ yên biên giới. Thực tế cho thấy, chỉ có chăm lo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống thì công tác phối hợp với chính quyền, lực lượng vũ trang trong bảo vệ biên giới của người dân mới đạt hiệu quả cao.

Yên tâm bám biên

Nhờ thực hiện tốt công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua huyện Anh Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, quốc phòng, an ninh được giữ vững và tình hình an ninh biên giới cơ bản ổn định; niềm tin của Nhân dân các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước được củng cố và tăng cường.

Theo anh Vi Văn Quang, cán bộ xã Thọ Sơn, để hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số miền núi và hộ nghèo trên địa bàn xã phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, Trạm Khuyến nông Anh Sơn đã triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện, trong đó có xã Thọ Sơn.

Những đồi chè bát ngát màu xanh của huyện Anh Sơn. Ảnh: Hải Phong

Trong vài năm trở lại đây, đã có gần 10 hộ nghèo của xã được cấp 20 con bò sinh sản, cùng với diện tích trồng cỏ voi và thức ăn là cám khô. Qua thời gian tiếp nhận và chăm sóc, được sự hỗ trợ, tư vấn của các cơ quan chuyên môn, số bò đã sinh sản nhiều lứa, số bê con phát triển tốt, không dịch bệnh nên nhiều hộ dân có nguồn thu nhập ổn định. Sau lứa sinh sản đầu tiên, bê con được các hộ bán lại cho các hộ nghèo khác trong xã với giá gốc để các hộ có điều kiện “xoay vòng” nhằm hỗ trợ nhau xóa đói giảm nghèo.

Ở các xã Phúc Sơn, Hội Sơn của huyện Anh Sơn đã lựa chọn mô hình trồng bưởi hồng Quang Tiến làm sản phẩm chuyên canh hàng hóa để thay thế cây trồng kém hiệu quả như trồng nghệ, gừng như trước kia. Các hộ tham gia trồng giống bưởi này là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nguồn vốn, và coi nó như một thứ “tư liệu sản xuất” để thoát nghèo. Được hỗ trợ 100% cây giống, vật tư, phân bón cùng sự hướng dẫn cách chăm sóc và tập huấn khoa học - kỹ thuật cho giống cây trồng nên giống bưởi hồng Quang Tiến đã “bén duyên” và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Ngoài chú trọng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả tại các xã, nhất là các xã biên giới, huyện Anh Sơn còn có trên 9.200 giáo dân, chiếm gần 10% dân số toàn huyện, sinh hoạt ở 4 giáo xứ, 18 giáo họ. Công tác giáo dục pháp luật cho các đồng bào giáo dân cũng được chính quyền chú trọng. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, người dân tránh xa các tệ nạn và chăm lo phát triển kinh tế.

Tại các xã giáo dân như Thạch Sơn, Vĩnh Sơn, Đức Sơn, Tường Sơn, Hùng Sơn… phong trào phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, đã và đang ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong việc tuyên truyền, động viên con cháu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các phong trào sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Những tấm gương tiêu biểu này đã góp phần thúc đẩy đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào công giáo không ngừng được nâng cao, góp phần thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ông Hoàng Quyền, Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn cho biết, trong điều kiện tác động của đại dịch Covid-19, huyện đã tập trung mọi nguồn lực để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn về sức khỏe cho nhân dân. Bước vào trạng thái mới, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện “mục tiêu kép”, địa phương cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Để giúp bà con dân tộc vươn lên thoát nghèo, những năm gần đây, địa phương có nhiều chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế như hỗ trợ cây giống, con giống, thường xuyên mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Đồng thời, UBND huyện Anh Sơn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Nhờ đó, đời sống người dân vùng biên nâng lên rõ rệt.

Chị Lương Thị Bang, bản Cao Vều 2 xã Phúc Sơn cho biết, “gia đình đang tập trung mở rộng sản xuất, chăn nuôi bò, lợn trên quy mô lớn. Con giống được chính quyền hỗ trợ, hướng dẫn cách chăm sóc. Mình nuôi lợn, bên thú y cung cấp con giống, dạy bảo mình cách giúp đàn lợn sinh trưởng, phát triển tốt, giá trị thu nhập về hàng năm cũng cao hơn”…

Trên cơ sở xây dựng các mô hình, điển hình dân vận khéo như: Hỗ trợ phân bón, giống rau, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau để nhân dân trồng rau sạch, chăn nuôi giúp dân phát triển kinh tế hộ gia đình, những năm qua, chính quyền huyện Anh Sơn đã từng bước giúp đồng bào biên giới yên tâm phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống. Đặc biệt, nhờ những biện pháp tuyên truyền của chính quyền và bộ đội biên phòng về đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà đồng bào ngày càng có thêm kiến thức về pháp luật và niềm tin xây dựng cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc hơn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.

Trần Trung

17:51 22/11/2024
Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...

Văn Thanh

12:44 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm