Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/10/2013 - 09:51
(Thanh tra) - Tính đến hết tháng 6/2013, Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện đang bị nợ lên đến gần 6 nghìn tỷ đồng. Tình hình người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ đọng tiền bảo hiểm (BH) như hiện nay không chỉ gây khó khăn cho cơ quan BH mà còn gây thiệt hại cho người lao động (NLĐ), nhất là đối với BH y tế (BHYT) và BH thất nghiệp (BHTN).
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
“Giận cá chém thớt”
Cách thu tiền đóng BH hiện nay đối với đối tượng tham gia BH bắt buộc, theo quy định của Luật BHXH và Luật BHYT thì định kỳ, (NSDLĐ) người sử dụng lao động đóng BH cho NLĐ và trích tiền đóng BH từ tiền lương, tiền công của NLĐ để nộp cùng một lúc vào quỹ BH.
Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào NSDLĐ cũng thanh toán tiền cho BH đúng định kỳ. Khi đó, nếu NSDLĐ bị nợ đọng tiền BH thì phải thanh toán hết tiền nợ rồi mới được đóng cho khoảng thời gian tiếp theo. Trong khoảng thời gian NSDLĐ nợ tiền BH thì tiền lương, tiền công của NLĐ vẫn bị NSDLĐ trích giữ lại nhưng không đóng cho cơ quan BH. Đây chính là điều ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam không ngại ngần nói thẳng với ông Nguyễn Đình Khương, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trước ống kính Đài Truyền hình Việt Nam rằng: “Cơ quan BHXH trừng phạt NSDLĐ nhưng thực ra là trừng phạt NLĐ”.
Luật BHYT và Luật BHXH quy định các khoản truy thu được nhập vào các quỹ tương ứng của các loại hình BH này. Tuy nhiên, việc nhập quỹ không có lợi gì cho những trường hợp NLĐ đang bị chiếm dụng khoản tiền mình đã đóng ở phạm vi BHYT và BHTN. NLĐ tiền vẫn mất mà các quyền lợi BHYT, BHTN thì hoàn toàn không được hưởng. Đối với NLĐ thu nhập thấp thì nhiều trường hợp rơi vào bi kịch.
Cách thu như quy định hiện tại của Luật BH đáp ứng được nhu cầu… lười biếng của Cơ quan BH và đồng thời là nguyên nhân gây ra nông nổi của sự nợ đọng tiền BH như hiện nay. Đáng lưu ý là 1/3 số đó là tiền tươi thóc thật.
Trên nguyên tắc, NLĐ và NSDLĐ là 2 “con nợ” độc lập của Cơ quan BH. Trên đời này chỉ có “chủ nợ” thông minh đến mức không thể tưởng tượng nổi mới giao khoán trọn gói cho một “con nợ” là con cháu của chúa chổm đi thu tiền tươi thóc thật của mình từ một con nợ khác.
Để bảo vệ được quyền lợi của NLĐ, trước mắt cần điều chỉnh cách thu và điều chỉnh các dòng tiền.
Điều chỉnh lại cách thu
Nếu chọn phương án cơ quan BH trực tiếp thu từ NLĐ chứ không thông qua NSDLĐ thì các quyền lợi của NLĐ trong phạm vi BHYT và BHTN vẫn được đảm bảo, ngay cả trong tình huống NSDLĐ nợ phí BH.
Cơ cấu tỷ lệ đóng BH hiện nay là: NSDLĐ 21% (BHXH: 17%, BHYT: 3%, BHTN: 1%); NLĐ 8.5% (BHXH: 7%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%). Trường hợp NSDLĐ nợ đọng tiền BH thì có thể cân đối khoản 7% BHXH của NLĐ để tạm thanh toán cho 4% thuộc nghĩa vụ BHYT và BHTN cho NLĐ mà NSDLĐ phải đóng (gồm BHYT: 3%, BHTN: 1%). Đến khi thu được tiền từ NSDLĐ sẽ bù lại sau cho quyền lợi của BHXH của NLĐ.
Trong 3 khoản tiền BH thì BHYT, BHTN có tính cấp bách trong việc ứng phó với rủi ro cao hơn so với BHXH. Trong nhiều cái khó thì buộc phải ưu tiên cái khó nhất. Đảm bảo được độ an toàn trước những rủi ro có tính cấp bách thì mới thực sự góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho NLĐ. Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Chuyên gia quản lý dự án Khu y tế kỹ thuật cao của Tập đoàn Hoa Lâm thì: “NLĐ ở Việt Nam nhìn chung phúc lợi không cao. Nên nếu gặp sự cố về y tế hay về công việc (thất nghiệp chẳng hạn) mà không có sự hỗ trợ của BH thì họ sẽ chới với”.
Cơ quan BH không có đủ nhân lực để thu trực tiếp từ NLĐ thì có thể thực hiện qua hệ thống ngân hàng (NH). Đứng về phía NH, việc phối hợp với cơ quan BH để thu phí BH là hoàn toàn khả thi. Ông Phạm Linh, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp của NH Phương Đông cho biết: “Nếu luật thay đổi theo hướng bắt buộc, việc thực hiện đóng BHXH và BHYT qua hệ thống NH thì NH OCB sẽ tham gia ngay giai đoạn đầu vì đã có kinh nghiệm triển khai. NH OCB đã có những gói dịch vụ tương tự gói này là thu ngân sách nhà nước đã và đang được Hải quan và Cơ quan thuế triển khai qua hệ thống NH”.
Về mặt pháp lý, Luật sư Đào Kim Lân, Giám đốc Công ty Luật TNHH An Thuận Phát, lưu ý, trong trường hợp Luật BH quy định thu phí qua NH nhưng vẫn quy định NSDLĐ thay mặt cho NLĐ nộp tiền cho Cơ quan BH như hiện nay thì cần phải có ủy quyền. Giấy uỷ quyền phải ghi rõ là chỉ chấp nhận khấu trừ, hoặc thu hộ theo từng kỳ lương, chứ trường hợp NSDLĐ chưa thanh toán tiền lương, tiền công mà NH cứ đến hẹn lại lên, NH cứ nhằm vào tài khoản của NLĐ mà trừ hết tiền thì không khác nào đưa NLĐ vào tình thế dở khóc dở cười.
Về quan ngại rằng, không phải tất cả NLĐ tham gia BH bắt buộc đều có điều kiện tiếp cận hệ thống NH, như NLĐ ở vùng nông thôn, vùng núi cao… bà Trần Khánh Vi, một chuyên viên kế toán cho rằng, có thể phân thành lộ trình, quy định thực hiện ở khu vực thành phố, thị xã trước. Sau đó mở rộng dần phạm vi khi điều kiện cho phép.
Các biện pháp thu tiền BH nợ đọng từ “Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020” vừa được Chính phủ phê duyệt ngày 23/7/2013 cho đến Công văn số 2871/BHXH-BT về việc triển khai các biện pháp xử lý nợ BHXH, BHYT do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ký ngày 25/7 mới đây về cơ bản cũng chỉ là các biện pháp hành chính. Mà hiệu quả của những biện pháp hành chính thì như đã thấy, tình trạng nợ đọng mỗi ngày một tăng.
Đã đến lúc cần nghiêm túc rà soát lại cách quản lý dòng tiền và cần phải có những biện pháp kỹ thuật thích ứng.
Hiện nay, đa số người dân và các doanh nghiệp đều có tài khoản (TK) NH cho nên việc nộp BHXH và BHYT là việc rất nên làm. Cũng giống như các dịch vụ thu hộ khác, nó sẽ tạo thuận lợi và mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên. Về phía Cơ quan BH chắc chắn thu được số tiền BHXH, BHTN của NLĐ mà không bị thất thoát, nợ đọng tiền nộp bảo hiểm của NLĐ như hiện nay, đồng thời giúp cho các cơ quan nhà nước tiết kiệm chi phí hành chính, chi phí nhân sự. Mặt khác, NLĐ có được thông tin minh bạch, rõ ràng về lộ trình thanh toán tiền BHXH, BHYT của mình như thế nào. Trường hợp nếu NSDLĐ và NLĐ cùng mở TK tại NH và NH trích luôn hai khoản phí BHXH và BHYT thì rất tiện cho NSDLĐ. Vì lúc đó, NH sẽ đối chiếu hàng tháng với cơ quan BH, gửi thông tin đã đối chiếu cho các bên biết việc hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản ngân sách này ra sao.
Võ Anh Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà