Theo dõi Báo Thanh tra trên
Quang Đông
Thứ ba, 21/09/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành sớm chấm dứt tình trạng có quá nhiều phần mềm, ứng dụng (App) về khai báo y tế, phòng, chống dịch Covid-19, gây ra nhiều phiền hà cho người dân, cũng như khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, đến bao giờ người dân có thể sử dụng 1 App khai báo chung mã QR thì hiện vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Vẫn chưa có mốc thời gian cụ thể cho việc ra đời 1 App khai báo y tế sử dụng chung trên toàn quốc. Ảnh: QĐ
App khai báo y tế “trăm hoa đua nở”
Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Việt Nam có khoảng 20 phần mềm khai báo y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó có thể kể đến như: Bluezone; Ncovi; VHD; Sổ sức khỏe điện tử; tokhaiyte.vn; suckhoe.dancuquocgia.gov.vn, VNEID…
Người dùng được khuyến nghị tải cài đặt trên máy điện thoại thông minh các ứng dụng: Ncovi phục vụ việc khai báo sức khỏe hàng ngày; Bluezone giúp phát hiện tiếp xúc gần với người dương tính; Vietnam Health Declaration (VHD) giúp khai báo y tế với người nhập cảnh. Ngoài ra, người dân có thể khai thông tin sức khoẻ trên website tokhaiyte.com. Để đăng ký và quản lý tiêm chủng thì cần cài thêm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Khi ra ngoài đường, để thuận tiện qua các chốt kiểm soát, cần khai thông tin trên website suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc tải ứng dụng VNEID…
Tình trạng nhiều bộ, ngành, tỉnh, thành cùng triển khai ứng dụng khai báo y tế số hoá bằng mã QR nhưng chưa được đồng bộ hoá, khiến người dùng gặp không ít khó khăn trong việc nhận diện, dẫn đến những bất cập, thiếu thống nhất do phải khai báo nhiều lần.
Chị Thu Thủy (trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, từ khi xuất hiện dịch Covid-19, nghe loa phường thông báo người dân nên cài đặt Bluezone để khai báo y tế phục vụ công tác phòng dịch Covid-19, chị đã tải và sử dụng ứng dụng. “Gần đây, khi đi tiêm vắc xin, được hướng dẫn cài đặt App Sổ sức khỏe điện tử để tiện theo dõi thông báo lịch tiêm mũi 2. Chưa kể, mỗi khi vào siêu thị, nơi thì quét mã QR khai báo qua website tokhaiyte.vn, chỗ thì khai trên ứng dụng Bluezone… Mỗi lần thực hiện phải nhập lại thông tin cá nhân để lấy mã QR nên cũng khá là bất tiện” - chị Thu Thủy chia sẻ thêm.
Thống nhất công nghệ để chống dịch bền lâu
Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã qua 4 lần bùng phát dịch và trong tương lai có thể sẽ phải đối mặt với các biến chủng mới của dịch bệnh Covid-19. Do vậy, cách thức phòng, chống dịch cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với thực tế. Việc thống nhất sử dụng một phần mềm ứng dụng trên cơ sở kho dữ liệu chung sẽ giúp cơ quan chuyên môn phát hiện sớm các nguy cơ, truy vết nhanh, chính xác để không phải cách ly diện rộng. Còn người dân 63 tỉnh, thành phố có thể khai báo, sử dụng dễ dàng với một mã QR là điều hết sức cần thiết.
Từ đầu tháng 8/2021, Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những cuộc họp bàn tính đến việc liên thông các phần mềm ứng dụng Ncovi, Bluezone, VNEID… nhằm chấm dứt tình trạng “loạn” App khai báo như hiện nay. Vậy nhưng, đến thời điểm này, các phần mềm ứng dụng vẫn chưa thể liên thông với nhau cho ra một 1 mã QR sử dụng chung. Người dân vẫn đang phải khai báo y tế trên nhiều App. Mã QR của phần mềm Ncovi, Bluezone chưa được nhận diện bởi ứng dụng VNEID do Bộ Công an kiểm soát hoặc ngược lại.
Thượng tá Tô Anh Dũng, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, đơn vị xây dựng website suckhoe.dancuquocgia.gov.vn và ứng dụng VNEID trên cơ sở nền tảng dữ liệu dân cư quốc gia, cho biết: Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp bàn và thống nhất sử dụng một mã QR duy nhất. Nghĩa là, khi người dân khai báo trên bất kỳ App nào đều sinh ra một mã QR duy nhất để cơ quan chức năng kiểm soát thông tin một cách chính xác, nhanh chóng. "Về mặt ý chí thì 3 bộ đã thống nhất là sẽ sử dụng chung một mã QR. Người dân dùng quen App nào thì vẫn dùng App đó, khi khai báo xong chỉ cho ra một mã QR duy nhất. Việc thống nhất cho ra một mã QR chúng tôi đang làm, đây là khâu kỹ thuật, trong thời gian ngắn việc này sẽ hoàn thiện" - Thượng tá Tô Anh Dũng cho biết.
Việc liên thông dữ liệu giữa các ứng dụng đã được Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai từ cuối tháng 5/2021, nhưng vẫn đang trong quá trình phát triển. Đến bao giờ thì sự liên thông này hoàn tất, câu trả lời vẫn đang còn để ngỏ. Chỉ biết, hiện tại, người dân vẫn đang phải loay hoay với vô số ứng dụng trong máy điện thoại nhưng đôi khi vẫn là không đủ, cần sẵn sàng giấy bút khai báo thủ công như khi đi tiêm vắc xin hay muốn làm xét nghiệm Covid-19.
Ngày 11/9, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo giao Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối triển khai xây dựng nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch Covid-19 (Sổ sức khỏe điện tử, khai báo y tế, QR code, xét nghiệm…) kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có, đặc biệt là dữ liệu dân cư. Thủ tướng yêu cầu thống nhất một ứng dụng trong phòng, chống dịch để thuận tiện nhất cho người dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga