Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/09/2019 - 11:32
(Thanh tra) - Một nghiên cứu với hai báo cáo đề ra lộ trình hướng tới ngành Giao thông Vận tải (GTVT) phát thải các-bon thấp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở Việt Nam được công bố tại hội thảo về giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu do Bộ GTVT phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 16/9.
Lượng phát thải các-bon tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng với tốc độ hàng năm từ 6 - 7%, đạt gần 70 triệu tấn các-bon vào năm 2030. Ảnh: TQ
Báo cáo do Bộ GTVT Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đại diện cho Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Liên bang Đức (BMU) phối hợp thực hiện. Cơ quan tài trợ cho báo cáo là Chính phủ Úc trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Chiến lược giữa Australia và Nhóm WB tại Việt Nam giai đoạn 2 (ABP2).
Nghiên cứu được đưa ra vào thời điểm quan trọng khi Chính phủ Việt Nam đang cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định về giảm phát thải khí các-bon và xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho giai đoạn 2021-2025.
“Hệ thống GTVT có khả năng chống chịu có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thành công, đặc biệt khi nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngoại thương và kết nối giao thông liền mạch. Chúng tôi hy vọng rằng các kết quả và khuyến nghị đưa ra trong báo cáo này sẽ hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình phát triển ngành GTVT bền vững và có khả năng chống chịu” - ông Ousmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam cho biết.
Tập một của nghiên cứu cho thấy, bằng việc kết hợp một loạt chính sách và hạng mục đầu tư khác nhau, đến năm 2030, Việt Nam có thể giảm lượng phát thải các-bon trong lĩnh vực giao thông lên tới 9% trong trường hợp chỉ sử dụng nguồn lực trong nước và 15 - 20% nếu huy động nguồn lực quốc tế và sự tham gia của khu vực tư nhân.
Hiện tại, ngành GTVT đóng góp khoảng 10,8% tổng lượng phát thải các-bon tại Việt Nam. Theo kịch bản phát triển thông thường, lượng phát thải này được dự báo sẽ tăng với tốc độ hàng năm từ 6 - 7%, đạt gần 70 triệu tấn các-bon tương đương vào năm 2030.
Báo cáo cho thấy, chuyển đổi 10% lưu lượng vận tải đường bộ sang đường thủy có thể giúp giảm 25% rủi ro khí hậu. Ảnh: TQ
Các biện pháp hiệu quả nhất về chi phí để tăng cường khả năng chống chịu của ngành GTVT bao gồm chuyển đổi lưu lượng vận tải từ đường bộ sang đường thủy nội địa và ven biển, áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về hệ số sử dụng nhiên liệu hiệu quả cho phương tiện và đẩy mạnh phát triển xe điện.
Tập hai cung cấp khung phương pháp để phân tích các điểm trọng yếu và dễ bị tổn thương của mạng lưới giao thông và đưa ra luận điểm kinh tế thuyết phục để đầu tư nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các mạng lưới GTVT Việt Nam.
Đánh giá tính dễ bị tổn thương nhằm xem xét tác động dự kiến của các loại thiên tai khác nhau đối với hành lang hoặc mạng lưới giao thông. Đánh giá mức độ quan trọng xem xét các câu hỏi như liên kết và tuyến đường nào trong mạng lưới có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc đảm bảo khả năng phục vụ liên tục của mạng lưới giao thông.
Nghiên cứu xác định các vấn đề quan trọng mang tính hệ thống và các địa điểm chịu nguy cơ thiên tai cụ thể trong mạng lưới GTVT của Việt Nam. Tính đến yếu tố biến đổi khí hậu, có 20% mạng lưới giao thông được cho là dễ bị tổn thương bởi các rủi ro thiên tai trong tương lai. Trong khi đó, các sự cố mạng lưới đường bộ có thể dẫn đến thiệt hại rất cao lên tới 1,9 triệu USD mỗi ngày còn sự cố đường sắt có thể dẫn đến thiệt hại lên tới 2,6 triệu USD mỗi ngày.
Để sẵn sàng ứng phó với cường độ và tần suất rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu, mạng lưới đường bộ của Việt Nam cần được đầu tư để cải thiện các tài sản đường bộ hiện có được thiết kế theo tiêu chuẩn chống chịu khí hậu cao hơn.
“Do tính dễ bị tổn thương của vận tải trên đất liền, việc chuyển đổi sang các phương thức vận tải đường thủy sẽ là một chiến lược hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết quả phân tích cho thấy, chỉ cần chuyển đổi 10% lưu lượng vận tải theo hướng này có thể giúp giảm 25% rủi ro khí hậu”, báo cáo nêu.
TQ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà