Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lạng Sơn phấn đấu giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn

Kim Thanh

Thứ năm, 26/11/2020 - 22:02

(Thanh tra)- Tỉnh Lạng Sơn phấn đấu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, góp phần thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách so với vùng phát triển.

Một góc thành phố Lạng Sơn. Ảnh: Internet

Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn.

Thông báo nêu rõ, trong nhiệm kỳ vừa qua tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế, đổi mới, sáng tạo, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đã thực hiện đạt và vượt 18 trong tổng số 20 chỉ tiêu chủ yếu của giai đoạn 2016 - 2020; tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn tới và đóng góp vào kết quả chung của cả nước.

Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư xây dựng đáng kể, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, việc huy động nguồn lực từ cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh còn thấp so với vùng miền núi phía Bắc và mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững;...

Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, tỉnh Lạng Sơn cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể, tập trung thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Chiến lược công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và cả hệ thống chính trị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa bằng hành động Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, ban hành Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2020 - 2025.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm là Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (theo Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 và Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội) trên địa bàn tỉnh, phấn đấu thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, góp phần thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách so với vùng phát triển.

- Khắc phục những hạn chế, bất cập của chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ ra trong báo cáo tổng kết chính sách giai đoạn 2016-2019. Tăng cường niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước; bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Tỉnh Lạng Sơn cũng cần khẩn trương củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới; trọng tâm là quản lý, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc và chính sách dân tộc, cần kiên trì, kiên quyết thực hiện các nguyên tắc lớn là: Đại đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển; chăm lo phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị.

Là một tỉnh miền núi biên giới, Lạng Sơn cần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ ngay từ cơ sở, kiên quyết không để xảy ra các “điểm nóng”. Phải chủ động ngăn chặn từ xa các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc thông qua “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”

Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”

(Thanh tra) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta (Hoa Kỳ), một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.

08:00 23/11/2024
Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm