Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiểm điểm công tác thiết kế trạm thu phí mẫu trên QL 1 và QL 14

Thứ ba, 13/05/2014 - 15:58

(Thanh tra) - Hôm nay (13/5), Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm điểm tình hình thực hiện công tác thiết kế mẫu trạm thu phí hoàn vốn các dự án BOT mở rộng Quốc lộ (QL) 1 và QL 14.

Trạm thu phí mẫu trên QL 1 và QL 14 sẽ được thiết kế bằng bê tông cốt thép và dàn thép vỏ bọc (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Một dạo, ta cứ nghe thông tin sắp xây dựng nhà máy đường ở tỉnh này, tỉnh nọ… Cứ nghe, cứ kháo nhau: Nhiều nhà máy đường thế thì nước ta chỉ có “lo tìm chỗ xuất khẩu đường”. Vì cái D.A sắp khởi công to lắm, hiện đại lắm, đầu này vào nguyên liệu là cây mía, đầu kia các bao túi ni lông liên tục hứng đường, dây chuyền đóng gói liên tục ba ca… Nghe thật sướng tai!

Nhưng rồi, Nhà máy Đường Sông Lam (Hà Tĩnh) lỗ nặng vì không có nguyên liệu, vì giá mía tăng cao, vì mất mùa mía, vì các nhà máy đường lớn đứng gần nhau quá, vì hạch toán, vì D.A không lường hết các khó khăn về nhân công không chuyên nghiệp, về điện tăng giá, về lãnh đạo, quản trị… Và cuối cùng, tỉnh xin Chính phủ cho bán máy để thanh toán 1/3 tiền vay ngân hàng. Số tiền mấy trăm tỷ còn lại, nằm trong khung, dầm bê tông, cốt thép han rỉ, chỏng chơ bên dòng sông bên lở bên bồi, trong xanh như nhân chứng của lịch sử.

 Vậy là, người thuyết trình đã giỏi; ba, bốn Bộ trưởng ký vào, có lẽ còn giỏi hơn và hệ thống tham mưu giúp việc, chạy D.A và hóa giải nó chắc giỏi không kém!

Những tưởng, thế là rút được kinh nghiệm. Nào ngờ, Nhà máy Bột mì An Giang lại được lập thành D.A hoành tráng hơn! Nhiều tiền hơn vì công nghệ châu Âu… Trước khi ký hợp đồng mua nhà máy hiện đại nhất, nhì thế giới này, tỉnh đã cử một đoàn quan chức cấp cao, gồm 8 người, sang tận châu Âu tham quan, sờ tận tay, nhìn tận mặt và tấm tắc khen ngợi! Vậy là ký, là mua, tưởng gì chứ nguyên liệu của nhà máy là sắn thì các tỉnh miền Tây thừa mứa!

Cuộc đổi đời này là đi lên bằng công nghiệp, bằng xuất khẩu, mở đầu bằng việc phát động toàn dân chặt rừng cây, vườn tạp, vườn cây ăn trái, dừng trồng lúa, trồng rau để trồng sắn… Bên xây dựng thi công cũng không nhanh bằng bên nông nghiệp, khí thế thật thay trời đổi đất, đâu cũng sắn, bạt ngàn sắn chờ nhà máy…

Và, đoàn thanh tra cũng phấn khởi lây vì những đống sắn chất cao như những quả đồi được máy cuốn vào một chốc là xong, là thành bao, thành túi, khô khén, tinh bột trắng xóa…

Nhưng, để có “một chốc” máy chạy ấy, phải cả tháng trời, cả nhà máy đi thu mua, gom chở về! Đói nguyên liệu là rõ, vì sắn để gần mùa thu hoạch mưa xuống, nước mặn lên là thối, lây lan, hỏng hết cả ruộng, cả đồi, cả bãi… Nông dân thì thật sự méo mặt, thất bát mùa này nối mùa kia. Còn nhà máy thì D.A tính một đằng, ông trời và địa chất lại lan sang một nẻo khác.

Một năm nhà máy lỗ, hai năm lỗ càng nặng. Đoàn thanh tra xuýt xoa và cũng phải lắc đầu vì bài toán đầu tư.


 Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm