Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 20/05/2015 - 06:31
(Thanh tra) - Người thương binh thẳng tính, trước những sai phạm của lãnh đạo địa phương đã đứng lên đấu tranh không khoan nhượng giúp cho Đảng, Nhà nước vạch mặt được nhiều quan tham.
Với cái biên bản này của phường Tứ Liên mà ông Thiệu đã mất cơ hội trở thành anh hùng. Ảnh: Nam Dũng
Đấu tranh chống tham nhũng tại địa phương
"Sự nghiệp" đấu tranh chống tham nhũng tại địa phương của ông Thiệu bắt đầu từ tháng 3/1970. Lần ấy, ông tố cáo một số cán bộ ở địa phương lấy đất công mang bán lấy tiền chia nhau bằng... bài "hịch thơ" có tên: Kêu cứu. Bài "hịch" được gửi đến các cơ quan chức năng nhưng bặt vô âm tín.
Sau đó, ông đến cơ quan tiếp dân vừa đưa đơn vừa tố cáo bằng... lời lẽ trực tiếp. "Đơn gửi lâu không có hồi âm, tôi lại gửi tiếp và không ít lần chích tay lấy máu đỏ ký tên".
Chạy như đèn cù, đơn tố cáo của ông mới tới được tay nhà chức trách. Kết quả, hàng loạt sai phạm của các cán bộ biến chất phải "về vườn".
"Sau vụ này, người ta quy cho tôi 5 tội (vớt gỗ, ăn cắp gỗ trên sông; bắt ximăng buôn lậu để ăn tiền hối lộ; bắt rượu lậu để ăn tiền hối lộ; chửi cán bộ (Chủ tịch UBND xã); chống đối lại chính quyền nhưng không có bằng chứng và "bẫy" tôi ra khỏi Đảng. Sau đó tôi đã được minh oan" - ông nói.
Cách phanh phui tham nhũng của ông không thay đổi: Tổ chức, cá nhân nào sai phạm, ông góp ý thẳng, nếu không sửa là ông tố cáo.
Ông khảng khái: "Nói rằng tôi vu khống, kiện tụng lung tung thì không phải bởi những gì tôi tố cáo đều đúng. Khi cấp trên thanh tra, kiểm tra những người sai phạm đã phải hầu toà, bị khai trừ khỏi Đảng, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bằng chứng là: Xã Tứ Liên có 4 Chủ tịch UBND xã mất chức, 3 Bí thư Đảng uỷ xã phải về vườn, gần 30 đảng viên kém phẩm chất bị khai trừ khỏi Đảng".
Điển hình nhất là vụ ông phanh phui, đưa ra ánh sáng hành vi phạm pháp của Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Văn Thường và Chủ tịch UBND xã Lê Thị Tài, buộc họ ra tòa, lĩnh án 30 tháng tù treo.
Tính ra, trong vòng 15 năm (1983 - 1998), xã Tứ Liên, huyện Từ Liêm (nay là phường Tứ Liên, quận Tây Hồ), đã trải qua 5 đời Chủ tịch UBND xã và Đảng ủy xã, phải thay tới 4 Bí thư. Sự thay đổi trên có một phần tác động của ông Phạm Duy Thiệu.
Theo ông Thiệu, "nếu ai cũng sợ mang thù rước oán vào thân mà không dám nói lên sự thật, thì còn gì là kỷ cương xã hội. Bảo vệ lẽ phải và sự công bằng thì dù có phải chết tôi cũng không ân hận"!
Chấp nhận nhiều mất mát, đau thương
Người thương binh từng cứu sống 6 người đắm thuyền trên sông Hồng năm 1988 đã phải đối chọi với lãnh đạo địa phương.
Ông kể: “Năm 1981, họ vu khống tôi 5 tội. Ức quá, tôi đã làm đơn xin ra khỏi Đảng. Nghĩ lại, thấy mình cả giận mất khôn, nên sáng hôm sau tôi xin lại lá đơn đấy. Nhưng không ngờ họ lại chuyển đơn nhanh thế...”.
Vậy là, từ 22/2/1981, ông không còn trong danh sách đảng viên của huyện Từ Liêm. Tuy nhiên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã minh oan cho ông, khẳng định ông Thiệu không phạm phải 5 tội như bị gán ghép.
Do đã có “thâm ý” từ trước nên trong một lần cãi lộn, Lê Văn Tuấn, cùng phường Tứ Liên đã lao vào dùng liềm đánh ông đến gục ngã. Người thương binh khi ấy gần 60 tuổi đã phải khâu tới 10 mũi ở cổ và 15 mũi nối gân tay và mang tỷ lệ thương tật 34% được đưa vào viện cấp cứu. Vì việc này, Tuấn bị truy tố với tội danh “cố ý gây thương tích” và bản án 48 tháng tù giam vào năm 2001.
Gần đây nhất, trong công văn trả lời đơn tố cáo của ông Thiệu, ngày 8/12/2012, đối với chính quyền địa phương, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã chỉ ra những sai phạm trong quản lý, điều hành trên địa bàn phường Tứ Liên: "Sai phạm trong quản lý đất đai trên địa bàn phường Tứ Liên. Đất nông nghiệp 5%, 10% với diện tích khoảng 11ha vi phạm chuyển đổi mục đích sử dụng; 1.621 hộ xây nhà trái phép. Đất công tại khu 3,5ha, khu bãi thải và khu đầm cụm 1, Tứ Liên diện tích khoảng 9ha, vi phạm lấn chiếm, chuyển nhượng xây dựng trái phép. Việc vi phạm diễn ra trong thời gian dài qua nhiều khóa chủ tịch. Đây là thực trạng vi phạm trong nhiều năm trên đất nông nghiệp, đất công mà không được quản lý, xử lý kiên quyết".
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ kiến nghị Bí thư Quận ủy Tây Hồ chỉ đạo các cơ quan chức năng có biện pháp lập lại trật tự trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng đô thị; xử lý cán bộ buông lỏng quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn phường Tứ Liên đã diễn ra trong một thời gian dài mà không cương quyết, triệt để trong lĩnh vực này.
Nhắc đến Phạm Duy Thiệu, người dân thường nói đến chiến công “hạ” quan tham của ông. Cũng chính vì thế mà những chiếc vòi bạch tuộc luôn nhằm vào ông mà trả thù, trù dập.
Năm 1995, Bộ Quốc phòng có chủ trương rà soát để phong tặng danh hiệu cho những người lính có công trong kháng chiến nhưng chưa được vinh danh.
Ngày 6/3/1995, ông Phạm Duy Thiệu làm đơn, kèm bản kê khai thành tích trong chiến đấu gửi chính quyền địa phương và Bộ Quốc phòng. Khi đó, chính Chủ tịch UBND xã Tứ Liên Nguyễn Bá Diên đã chứng thực ông là người có thành tích sản xuất giỏi ở địa phương và đề nghị các cơ quan chức năng xem xét khen thưởng. Tưởng thế là xong, bởi thành tích trong chiến đấu của ông đã rõ, Bộ Quốc phòng chỉ yêu cầu địa phương chứng thực là Phạm Duy Thiệu trở về quê hương vẫn giữ được phẩm chất “anh bộ đội Cụ Hồ” thì sẽ được phong anh hùng. Nhưng chỉ mấy tháng sau, cũng chính ông Nguyễn Bá Diên đã có báo cáo dài 6 trang tại Công văn số 94/CVUB ngày 12/12/1995, ký gửi các cơ quan chức năng, với nội dung hoàn toàn trái ngược với những gì mà trước đó ông này đã xác nhận.
Thế là ông Thiệu mất cơ hội trở thành anh hùng!
Kỳ 3: Mất Anh hùng vì… công văn của phường
Nam Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền