Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không để ai bị bỏ lại phía sau và hành động của Việt Nam

Thứ năm, 15/10/2015 - 22:06

(Thanh tra)- Đây là chủ đề của Diễn đàn giảm nghèo do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Đại sứ quán Cộng hoà Ailen (Irish Aid) tại Việt Nam tổ chức ngày 15/10 tại Hà Nội Nhân ngày Quốc tế xoá bỏ đói nghèo và Ngày Vì người nghèo Việt Nam (17/10).

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: NN

Ngày 15/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Quyết định quan trọng, đó là Quyết định phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 và Quyết định phê duyệt đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đang chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”.

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Việt Nam là quốc gia tiên phong ở Châu Á áp dụng và thực hiện phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều. Đề án nhằm mục đích nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận của người dân về các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh. Đồng thời đề án cũng phân loại đối tượng hộ nghèo để có các giải pháp hỗ trợ phù hợp. “Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 sẽ đẩy mạnh phân cấp trao quyền cho cơ sở, cộng đồng, tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân cả trước, trong và sau trong quá trình thực hiện”.

Điểm lại những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam trong hơn 20 năm qua, trong đó có cam kết thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDgs) bắt đầu từ năm 2000, theo Bộ trưởng Phạm Hải Chuyền, triển khai thực hiện MDGs, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trước cộng đồng quốc tế bằng cả quyết tâm chính trị, giải pháp và nguồn lực, do vậy các MDGs đã hoàn thành sớm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là giảm tỷ lệ hộ nghèo cùng cực: Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh từ 58% năm 1993, xuống còn 5,97% cuối năm 2014. Kết quả giảm nghèo đã góp phần ổn định xã hội, tạo diều kiện phát triển bền vững đất nước, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân đã được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin… Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam được Liên hợp quốc và cộng đồng thế giới đánh giá cao, ghi nhận là điểm sáng về giảm đói nghèo…

Thứ trưởng Sơn Phước Hoan, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết: Quyết định được ban hành đã thể chế hóa các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ chế theo dõi, đánh giá và tăng hiệu quả phối hợp tốt hơn các nguồn lực thực hiện các chương trình và chiến lược quốc gia hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số”. Ủy ban Dân tộc sẽ khẩn trương xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Quyết định, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương nhanh chóng thực hiện thể chế hóa các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào trong các Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của quốc gia và từng bộ, ngành, địa phương.

Tại diễn đàn, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam ghi nhận, trong 15 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ hơn 50% xuống dưới 10% hiện nay, tỷ lệ giáo dục tiểu học đạt gần 100% đối với cả trẻ em trai và trẻ em gái, các vùng dân tộc thiểu số khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo không những giảm, đời sống người dân được cải thiện mạnh, được tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản… Đó là những thành quả mà không nhiều quốc gia có thể đạt được.

Để tiếp tục phát huy những thành tựu giảm nghèo, mới đây Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thay mặt nhà nước và nhân dân Việt Nam, và các nguyên thủ quốc gia trên thế giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc cùng thông qua Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, trong đó cam kết xóa bỏ tình trạng nghèo dưới mọi hình thức, không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau. “Đây là một trong các mục tiêu mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và kiên trì thực hiện, nhằm đạt mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” - Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết.


Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm