Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không có kinh phí, hơn 15.000 cô đỡ thôn, bản ngừng hoạt động

Phương Anh

Thứ sáu, 10/03/2023 - 19:12

(Thanh tra)- Đây là thông tin được chia sẻ tại hội nghị vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản, do Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức, ngày 10/3, tại Hà Nội.

Ảnh minh họa: Internet

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, mặc dù những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các bộ/ngành, của cấp ủy và chính quyền các cấp cũng như của các tổ chức quốc tế, sự nỗ lực của ngành Y tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Tỉ lệ tử vong mẹ tại Việt Nam đã giảm mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang gặp những thách thức trong việc giảm sự chênh lệch đáng kể về tình trạng sức khỏe, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Việc chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn.

Trong hoàn cảnh đó, cô đỡ thôn, bản người dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn là một giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, nhằm giúp gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và kinh tế khiến cho phụ nữ người dân tộc thiểu số không thể tiếp cận được tới các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh.

Đại diện Bộ Y tế cho biết thêm, mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn, bản, việc thực thi các chính sách còn có sự khác nhau giữa các địa phương, dẫn tới việc duy trì hoạt động của đội ngũ cô đỡ gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương không bố trí kinh phí hỗ trợ cho cô đỡ thôn, bản hoạt động.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 31/1/2023, đã có 1.528 cô đỡ thôn, bản được đào tạo nhưng đã ngừng hoạt động do không có kinh phí. Hiện tại, số cô đỡ thôn, bản được hưởng phụ cấp đã giảm xuống chỉ còn 911 người, trong đó có 732 người kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

Các đại biểu tham dự tại hội nghị vận động chính sách hỗ trợ cô đỡ thôn, bản. Ảnh: Phương Anh

Chia sẻ tại hội nghị, ông Y Thông, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc dẫn số liệu điều tra thống kê thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019, cho thấy có 23,8% phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con thứ 3 trở lên.

Còn khoảng 12% phụ nữ mang thai không đến các cơ sở y tế khám thai lần thứ nhất; tỷ lệ này rất cao ở dân tộc La Hủ (54,7%), La ha (36,5%), Mảng (34,1%).

Đặc biệt, vẫn còn 13,6% phụ nữ dân tộc thiểu số không sinh con tại cơ sở y tế, 3,9% sinh con tại nhà có cán bộ chuyên môn đỡ, 9,5% sinh con tại nhà không có cán bộ chuyên môn đỡ; một số dân tộc như Mảng, Mông, Cống và La Hủ có tỷ lệ sinh con tại nhà không có cán bộ chuyên môn đỡ rất cao, lần lượt là 50,6%, 38,8%, 37% và 36,5%;

Đáng buồn là tỷ suất chết ở trẻ em dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi là 2,2% (cá biệt dân tộc La Hủ 6,6%, dân tộc Lự 5,9%, dân tộc Si La 5,1%...). Vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn 16,5% trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia; gần 1/5 trạm y tế chưa có bác sỹ, số nhân viên nữ hộ sinh chỉ chiếm 15,1%; 16,5% thôn chưa có nhân viên y tế thôn, bản.

Theo bà Lesley Miller, Phó trưởng Đại diện UNICEF, các cô đỡ thôn, bản ở miền núi và vùng sâu, vùng xa là nguồn lực quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc duy trì và mở rộng đội ngũ cô đỡ thôn, bản có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả đạt được về sức khỏe bà mẹ, cứu sống các bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Phó trưởng Đại diện UNICEF cho rằng, để duy trì đội ngũ cô đỡ thôn, bản, chính quyền các cấp cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách, chương trình liên quan, đặc biệt là ở tuyến tỉnh; xây dựng và cập nhật các nghị quyết, kế hoạch hành động và văn bản hướng dẫn cấp quốc gia và cấp tỉnh để hỗ trợ đầy đủ cho việc đào tạo, triển khai, vận hành và duy trì đội ngũ cô đỡ thôn, bản. Điều này cần bao gồm phân bổ ngân sách đầy đủ và tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam, tiếp tục huy động thêm hỗ trợ từ các đối tác phát triển, doanh nghiệp và tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là trong việc xây dựng năng lực cho các cô đỡ thôn, bản ở các tỉnh có nhu cầu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm