Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không có chuyện “chạy chọt” xếp hạng chỉ số cải cách hành chính

Thứ sáu, 05/09/2014 - 15:23

(Thanh tra) - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh bên lề hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hôm nay (5/9).

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh. Ảnh: Thảo Nguyên

+ Giá trị trung bình chỉ số cải cách hành chính năm 2013 cao hơn so với năm 2012 đồng nghĩa với việc công tác cải cách hành chính đã có cả thiện, thưa ông?

- Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh: Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của một số bộ, ngành, địa phương có sự thay đổi về thứ tự, trong đó có 7 bộ, 30 địa phương xuống hạng; 9 Bộ, 30 địa phương tăng hạng và 3 bộ, 3 địa phương giữ vững.

Ở đây thể hiện là sau kết quả năm 2012, căn cứ vào các chỉ tiêu, tiêu chí thành phần của các chỉ số, nhiều bộ, ngành, địa phương đã xem xét điều chỉnh để có những tập trung chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém, đồng thời phát huy những kết quả đã đạt được. Bên cạnh đó, cũng có bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm nên có kết quả tụt hạng như đã công bố.

Năm nào đánh giá cũng trong thang số 100 điểm nên chắc chắn luôn có sự dao động về điểm nhưng mục tiêu cải cách hành chính không thể đạt tuyệt đối nên sự dao động về điểm chỉ thể hiện sự tăng giảm của các Bộ, ngành, địa phương nên tôi cho rằng con số đó cũng không có nhiều ý nghĩa lắm.

+ Có ý kiến băn khăn về tính khách quan, chính xác của chỉ số cải cách hành chính vì có đến 62% kết quả là do các bộ, ngành, địa phương tự đánh giá và chỉ có 38% kết quả là điều tra xã hội học. Vậy có sớm điều chỉnh một số chỉ tiêu?

- Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh: Trong quá trình xây dựng chỉ số cải cách thủ tục hành chính, chúng tôi đã lấy ý kiến của các chuyên gia, bộ, ngành, địa phương. Theo đó, chỉ số

“Bộ Nội vụ đang xây dựng và phê duyệt Đề án Xác định các chỉ số xác định sự hài lòng của người dân đối với các cơ quan hành chính Nhà nước. Hiện chưa có công bố chính thức về sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước. Trong mục tiêu của Chương trình Cải cách hành chính 30C nói rõ, đến năm 2015 phấn đấu đạt 60% sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước và đến năm 2020 phấn đấu đạt 80%. Trên cơ sở Đề án, Bộ Nội vụ xác định chỉ số và sẽ triển khai sắp tới.
Còn số liệu 80% người dân hài lòng với dịch vụ công là chỉ tại 3 tỉnh Phú Thọ, Bình Định, Thanh Hóa thí điểm cần phải tiếp tục điều chỉnh các chỉ tiêu về thông số cho phù hợp, đảm bảo khách quan”.

cải cách hành chính cấp bộ trên thang điểm 100, trong đó tự đánh giá 60 điểm và điều tra xã hội học 40 điểm. Cấp tỉnh thì tự đánh giá 62 điểm và điều tra xã hộ học 38 điểm. Cơ cấu này cơ bản thấy hợp lý và đối tượng điều tra xã hội học cũng cơ bản.

Tuy nhiên, qua 2 năm triển khai có một số bất cập, tồn tại, hạn chế hoặc một số cái chưa lượng hóa được, chúng tôi đã có dự định sau hội nghị công bố này sẽ tổ chức một hội nghị rút kinh nghiệm, lấy ý kiến chi tiết của các bộ, ngành, địa phương và qua kinh nghiệm 2 năm có thể có những bổ sung, chỉnh sửa phù hợp để triển khai ngay trong năm 2015.

+ Tại sao không để bên ngoài đánh giá hoàn toàn kết quả cải cách hành chính của các bộ, ngành địa phương?

- Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh: Lấy ý kiến tự đánh giá cũng rấtv quan trọng vì các bộ, ngành, địa phương trực tiếp triển khai các hoạt động thì phải được tự đánh giá. Nếu chỉ một lĩnh vực có thể để bên ngoài đánh giá nhưng ở đây có nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động của bộ, ngành, địa phương nên không thể người ngoài đánh giá được.

Quan trọng tự đánh giá phải có tài liệu kiểm chứng, được Bộ Nội vụ và Hội đồng Tư vấn xác định, chứ không phải thừa nhận ngay kết quả tự đánh giá. Cụ thể là 6 bộ, ngành liên quan trực tiếp đến Chương trình 30C của Chính phủ như Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ … theo dõi chung của cả nước, trong Hội đồng Thẩm định đánh giá các kết quả cải cách hành chính ở các bộ, ngành, địa phương. Cho nên kết quả hết sức khách quan.

+ Tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đặt ra câu hỏi liệu có chạy chọt, tiêu cực trong việc đánh giá chỉ số cải cách hành chính không? Ông trả lời vẫn đề này như thế nào?

- Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh: Chúng tôi khẳng định, đối với Bộ Nộ vụ là không có chuyện đó.

+ Cơ chế giám sát nào bảo đảm điều đó, thưa ông?

- Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh: Cơ chế là tự đánh giá được Bộ Nội vụ và Hội đồng thẩm định. Bộ Nội vụ căn cứ vào kết quả đó để xác định chính thức điểm tự đánh giá của bộ, ngành, địa phương. Còn điều tra xã hội học thì hoàn toàn khách quan vì đây là phát phiếu và lấy mẫu ngẫu nhiên.

+ Kết quả điều tra xã hội học có vênh nhiều với kết quả tự đánh giá của các bộ, ngành, địa phương không?

- Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh: Không có chuyện vênh vì điểm tự đánh giá và điểm điều tra xã hội học được cộng vào để tính điểm tổng trên thang số 100 điểm.

+ Bộ Nội vụ có nhận được phản ứng tiêu cực của các bộ, ngành, địa phương bị đánh giá thấp trong chỉ sổ cải cách hành chính năm 2013 không?

- Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh: Không có những phản ứng như vậy. Bộ Nộ vụ và Hội đồng Thẩm định có thể tăng, giảm nhưng yêu cầu phải có tài liệu kiểm chứng, trao đi đổi lại nên các bộ, ngành, địa phương đã biết kết quả đánh giá trước khi công bố.

+ Có nhiều trường hợp tự chấm cao và điều chỉnh xuống thấp không?

- Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh: Cũng chỉ điều chỉnh trên dưới 10 điểm.

+ Ông mong chờ gì sau hội nghị này?

- Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh: Mục tiêu của cải cách hành chính là công cụ của quản lý. Thông qua công bố chỉ số một mặt đưa ra những thứ hạng của các bộ, ngành, địa phương về kết quả cải các hành chính nhưng quan trọng hơn là xác định điểm mạnh yếu của các bộ, ngành, địa phương trong các lĩnh vực cải cách hành chính. Từ đó, xác định quyết tâm chính trị và trách nhiệm của người đứng đầu, phải có cái nhìn nghiêm túc về chỉ số này để phát huy điểm mạnh và tập trung khắc phục điểm hạn chế để đạt mục tiêu cải cách hành chính.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm