Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 16/10/2023 - 11:11
(Thanh tra) - Từ vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhận xét, công tác phòng cháy “rất sơ hở”. Thường cứ mỗi vụ cháy xảy ra thì sau đó chúng ta rà soát lĩnh vực đấy.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga: “Không chỉ chung cư mini, chung cư cao tầng cháy cũng không dễ mà thoát được”. Ảnh: P.Thắng
Tiếp tục chương trình phiên họp 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, sáng ngày 16/10.
Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói, tình hình cháy nổ từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước tới nay vẫn diễn biến phức tạp. Vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội vừa qua cho thấy công tác phòng cháy “rất sơ hở”.
Bà Nga nhận xét, thường cứ mỗi vụ cháy xảy ra thì sau đó chúng ta rà soát lĩnh vực đấy. Ví dụ, cháy karaoke, sau đó có hàng loạt chỉ thị về rà soát các điểm karaoke. Bây giờ cháy chung cư mini chúng ta lại rà soát chung cư mini.
“Chúng tôi cho rằng, công tác phòng cháy thực hiện chưa tốt. Không chỉ với chung cư mini mà đối với chung cư cao tầng khi xảy ra cháy hậu quả cũng sẽ khôn lường, không dễ mà thoát được”, bà Nga nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho hay, năm 2018, Quốc hội đã có cuộc giám sát rất lớn về phòng cháy, chữa cháy và đã ban hành Nghị quyết 99 sau giám sát này.
Từ đó, bà Nga đề nghị Ủy ban Quốc phòng An ninh kiểm tra lại việc thực hiện Nghị quyết về phòng cháy, chữa cháy, đề xuất Chính phủ tăng cường thực hiện các giải pháp mà Quốc hội đề ra trong nghị quyết đó.
Tại báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ ra, “phòng, chống cháy nổ thời gian qua gặp nhiều thách thức, nhiều vụ cháy xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản”.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường của nhiều tỉnh, thành trên cả nước vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy diễn ra phổ biến.
Riêng TP Hà Nội hiện có 1.538 cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường. Quá quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng ra quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ hoạt động hơn 1.100 cơ sở không đảm bảo phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng phản ánh, thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, dừng hoạt động, đóng cửa sau khi các quy định mới về tiêu chuẩn, tiêu chí phòng cháy, chữa cháy được ban hành và có hiệu lực.
Các doanh nghiệp cho rằng, nhiều quy định mới về phòng cháy, chữa cháy vượt cả các nước phát triển và chưa tính đến tính khả thi khi áp dụng tại Việt Nam, làm gia tăng thời gian, thủ tục và chi phí tuân thủ.
Cụ thể là nhiều công trình đã được đầu tư theo phương án cũ bảo đảm quy định tại Nghị định số 97 năm 2014, có kết cấu bê tông chắc chắn, hoặc thi công hết phần đất xây dựng. Nay nếu thẩm định để tuân thủ những quy định mới được ban hành tại Nghị định số 136/2020 sẽ phát sinh nhiều vướng mắc như phải chỉnh sửa cả kết cấu công trình có thể làm suy giảm tuổi thọ, hay là lắp thêm những đường ống dẫn nước để giúp khả năng dập tắt đám cháy khi xảy ra hỏa hoạn cũng cần đục bê tông để dẫn ống nước vào từng tầng, từng phòng trong căn nhà không chỉ làm suy yếu kết cấu mà còn gia tăng chi phí xây dựng…
Nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn mới về phòng cháy chữa cháy được ban hành không phân biệt được quy mô dự án, tính chất công trình, khó thực hiện trên thực tế quy định yêu cầu sử dụng vật liệu chống cháy, sơn chống cháy chưa được cấp phép trên thị trường Việt Nam, chính vì không nghiệm thu được công trình mới và sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sẽ phải đóng cửa.
Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, QCVN 06:2022 có hiệu lực từ ngày 16/1, tính đến nay 26/4 là khoảng 3 tháng và “chưa có công trình nào đưa vào hoạt động kể từ khi QCVN 06:2022 có hiệu lực”.
Vì vậy, cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về các quy chuẩn chưa thực sự phù hợp, trong đó có phòng cháy, chữa cháy.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó